0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tăng K+ máu ở bệnh nhân STM giai đoạn cuố

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TĂNG KALI MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY THÂN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ TÁC DỤNG CỦA GLUCOSE ƯU TRƯƠNG VÀ INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG KALI MÁU (Trang 38 -40 )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Tăng K+ máu ở bệnh nhân STM giai đoạn cuố

Theo như kết quả bảng 3.7 trung bình nồng độ K+ máu 6,3 ±0,6 mmol/l. Trong đó ít có sự khác biệt giũa các nhóm theo giới, theo tuổi và theo thời gian suy thận. Ở nguyên nhân suy thận do VTBTM thì nồng độ K+ máu là thấp nhất. Trong khi đó ở nhóm có rối loạn ECG thì nồng độ K+ máu cao hơn ở nhóm không rối loạn ECG. Về mặt có yếu tố thuận lợi thì nồng độ K+ máu ở nhóm có yếu tố thuận lợi là nhiễm trùng và tiêu chảy là cao hơn ở các nhóm khác.

Như vậy, nồng độ K+ máu trung bình ở nhóm nghiên cứu là 6,3 ±0,6 mmol/l, đây là một chỉ số rất cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Tăng K+ máu trong suy thận mạn giai đoạn cuối là do giảm chức năng lọc của thận, giảm lưu lượng dịch đến ống lượn xa làm giảm sự bài tiết K+ máu.

Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Ngọc Thắng, “Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của suy thận mạn tại khoa nội bệnh viện trung ương Huế”, Luận văn bác sỹ đa khoa, tr19-28: nồng độ K+ máu trung bình ở bệnh nhân suy thận là 4,65 ± 0,89 mmol/l. So sánh với nghiên cứu trên, cùng tại một địa điểm, thấy nồng độ K+ máu ở bệnh nhân STM của chúng tôi là cao hơn. Giải thích do nguyên nhân này là vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân STM giai đoạn cuối và chúng tôi chọn nồng độ K+ máu ở bệnh nhân phải > 5,5 mmol/l để điều trị.[7]

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả David Charitan, MD; David s. Goldfarb, MD, “Indication for Hospitalization of Patients with Hyperkalemia”: nồng độ K+ máu trung bình ở những bệnh nhân tăng K+ máu, suy thận, được điều trị nội trú là 6,7 ± 0,8 mmol/l. Nồng độ K+ máu trung

bình ở những bệnh nhân tăng K+ máu, suy thận, được điều trị ngoại trú là 6,7 ± 0,5 mmol/l.[35]

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ K+ giữa các nhóm tuổi, giới, giữa các nhóm nguyên nhân, thời gian phát hiện suy thận. Đối với nhóm có rối loạn ECG rõ ràng K+ cao hơn nhiều so với nhóm không có rối loạn ECG, vì ECG chỉ rối loạn ở nhóm bệnh nhân có nồng độ K+ máu rất cao.

Xét về yếu tố thuận lợi gây tăng K+ máu, nồng độ K+ máu ở nhóm có yếu tố thuận lợi có nồng độ K+ máu sau điều trị cao hơn nhóm không có yếu tố thuận lợi (Có yếu tố thuận lợi: 4,8 ± 0,7 mmol/l; Không có yếu tố thuận lợi : 4,4 ± 0,7 mmol/l).

4.6. Kết quả điều trị

Về lâm sàng, sau quá trình điều trị đa số bệnh nhân là không còn triệu chứng rõ ràng của tăng K+ máu. Nồng độ có K+ máu giảm với nồng độ K+

máu sau điều trị trung bình là 4,8 ± 0,7 mmol/l và lượng giảm của K+ máu trung bình là 1,6 ± 0,6 mmol/l.

Với nồng độ K+ máu sau điều trị là 4,8 ±0,7 mmol/l, là đã hạ đúng theo lý thuyết, đã đưa bệnh nhân về vùng an toàn với K+ máu < 5 mmol/l. Như vậy ta có thể khẳng định giá trị của phác đồ được áp dụng. Lượng K+ máu được hạ sau điều trị là 1,5 ±0,6 mmol/l là kết quả xác định và đánh giá điều trị về sau.

Điều trị hạ K+ máu theo phương pháp này chỉ là đưa K+ từ ngoại bào vào nội bào còn tổng lượng K+ trong cơ thể là không đổi. Do vậy phương pháp này chỉ có giá trị nhất thời trong điều trị cấp cứu tăng K+ máu. Cần phải phối hợp với các phương pháp khác như: giảm cung cấp K+, tăng thải K+

trong đường tiểu...để duy trì hiệu quả về sau, phòng tăng K+ máu trở lại

Trong đó, không có sự khác biệt giữa nồng độ K+ máu với các yếu tố như giới, tuổi, nguyên nhân suy thận hay có hay không có rối loạn

ECG(p>0.05). Sau điều trị, nhìn chung nồng độ K+ máu đều giảm xuống dưới 5 mmol/l, chỉ có nhóm bệnh nhân có rối loạn ECG là còn cao (5,1±0,7 mmol/l), điều này cũng có thể giải thích là do nồng độ K+ trước điều trị của nhóm có rối loạn ECG là cao hơn các nhóm khác.

Tương tự nồng độ K+ máu sau điều trị cũng thấy không có sự khác biệt của lượng K+ máu hạ sau khi điều trị ở các nhóm bệnh nói trên (p > 0.05). Điều đó cho thấy quá trình điều trị không chịu ảnh hưởng của các chỉ số nói trên của cơ thể. Xét về yếu tố thuận lợi thì lượng K+ máu hạ ở nhóm không có yếu tố thuận lợi cao hơn nhóm có yếu tố thuận lợi ( có yếu tố thuận lợi:1,5 ± 0,6 mmol/l; không có yếu tố thuận lợi: 1.8 ± 0.7mmol/l). Như vậy ở nhóm có yếu tố thuận lợi gây tăng K+ máu thì lượng máu hạ do điều trị thấp hơn nhóm không có yếu tố thuận lợi, chính vì vậy mà nồng độ K+ máu sau điều trị của nhóm có yếu tố thuận lợi gây tăng K+ máu cao hơn nhóm không có yếu tố thuận lợi. Điều nay rất có ý nghĩa trong việc điều trị vì nếu hạn chế hay điều trị tốt các yếu tố thuận lợi gây tăng K+ máu thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TĂNG KALI MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY THÂN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ TÁC DỤNG CỦA GLUCOSE ƯU TRƯƠNG VÀ INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG KALI MÁU (Trang 38 -40 )

×