Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 108464 (Trang 30 - 35)

Sau khi trở thành thành viên WTO, hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam càng trở nên sôi động hơn. Có thể thấy tốc độ phát triển của nó thông qua số lượng nhãn hiệu thực hiện chuyển quyền thương hiệu trong năm 2005. Số liệu thống kê cho thấy, đã có 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sử dụng và 811 nhãn hiệu được chuyển quyền sở hữu. Số nhãn hiệu hàng hóa đăng kí bảo hộ cũng tiếp tục gia tăng trong năm 2005 với 21000 nhãn hiệu nộp đơn xin bảo hộ độc quyền. Tính đến thời điểm này, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp bằng bảo hộ độc quyền cho 120000 nhãn hiệu hàng hóa, trong đó có 30000 nhãn hiệu thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo điều tra của Hội đồng Nhượng quyền kinh doanh thế giới (WFC) thì hiện tại ở Việt Nam có khoảng trên 70 hệ thống Franchising trong số đó đa số là thương hiệu nước ngoài như Dilma, Swatch, Qualitea, KFC… Nhưng cũng không thể không nhắc tới các thương hiệu trong nước nổi tiếng đã nhượng

quyền không chỉ trong nước, mà còn đang vươn ra thế giới bên ngoài. Sau đây xin giới thiệu một số mô hình thành công.

1. Thành tựu hoạt động nhượng quyền thương mại Việt Nam

1.1. Mô hình chuỗi cà phê Trung Nguyên

Trung Nguyên có lẽ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng hình thức franchise ở qui mô lớn. Nói tới nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam người ta nghĩ ngay đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tới hàng trăm quán cà phê mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên mọc ra trên khắp 64 tỉnh, thành phố của Việt Nam, chủ yếu kinh doanh nhượng quyền. Thực vậy trong số hàng trăm quán cà phê này chỉ có duy nhất một vài quán là thuộc quyền sở hữu 100% của Trung Nguyên. Còn lại các quán là do Trung Nguyên nhượng quyền, do các chủ riêng biệt khác nhau bỏ tiền ra đầu tư và tự kinh doanh giống như các hình thức đại lý. Tuy nhiên Trung Nguyên có yêu cầu các đối tác mua franchise phải tuân thủ cách bài trí và phương thức pha chế cà phê cũng như cách quản lí đồng bộ với hình ảnh chung của cả hệ thống nhưng trên thực tế điều kiện tiên quyết nhất là phải mua cà phê do Trung Nguyên cung cấp.

Trong những năm đầu do là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực franchise Việt Nam nên Trung Nguyên đã khá bối rối trong hướng đi và khá dễ dãi trong việc bán franchise dẫn đến có quà nhiều quán cà phê càng mang nhãn hiệu Trung Nguyên nhưng không cùng đẳng cấp, có nhiều quán thì bề thế, khang trang nhưng có nhiều quán lại lụp sụp, khiêm tốn. Có quán có máy lạnh, có quán không, có quán thì phục vụ tốt, có quán lại phục vụ kém, bình dân.

Có lẽ nhận thấy điều này và đã đến lúc cần nâng cấp mô hình franchise của mình (đặc biệt là tính đồng bộ) nên từ cuối năm 2002 Trung Nguyên đã mời chuyên gia từ Úc sang đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo và các đại lý nhượng quyền. Trung Nguyên cũng từng bỏ ra cả triệu đô la Mỹ chỉ để hoàn chỉnh hệ thống bảng hiệu và củng cố lại hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Tuy nhiên

trên thực tế đây chỉ là một việc làm khó bởi nó là một thách thức với hơn 500 quán cà phê trong và ngoài nước. Hiện tại Trung Nguyên đã nhượng quyền cho các đối tác nước ngoài tại Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia… Trung Nguyên đã để lại những bài học quí giá cho các doanh nghiệp Việt Nam sau này đặc biệt là tập đoàn An Nam.

1.2. Chuỗi nhà hàng phở 24

Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam gồm 20 quán tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Huế, thủ đô Jakarta, thủ đô Manina… Đây là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển nhờ chất lượng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ nhân rộng. Chiến lược đường dài của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức bán franchinse và hợp tác kinh doanh.

Trong 2 năm đầu, thông qua các quá phở đầu tiên, Phở 24 tập trung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược Franchise dài hạn sau này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng trước khi bành trướng ra theo chiều rộng.

Để đảm bảo các thủ tục pháp lí được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư đáng kể vào khâu đăng kí nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu… các khâu về tổ chức đào tạo, huấn luyện cũng được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hỗ trợ đắc lực cho phía đối tác mua Franchise.

Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua Franchise phải trả cho chủ thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu (trả một lần duy nhất) cộng thêm một khoản phí hàng tháng. Chi phí hàng tháng này là chi phí sử dụng (hay thuê thì đúng hơn) thương hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác như

khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn… từ phía chính thương hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.

Nhờ vào việc quản lý tốt các khâu, cũng như kiểm tra thường xuyên đã giúp cho Phở 24 vươn ra thị trường thế giới được người tiêu dùng tín nhiệm.

1.3. Các mô hình khác

Ngoài cà phê Trung Nguyên và Phở 24, thì còn có một số mô hình thành công khác như Công ty bánh kẹo Kinh Đô cũng đã thành công với phương thức nhượng quyền. Tuy nhiên xét đến cùng thì các mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế.

2. Hạn chế nhượng quyền thương mại Việt Nam

Nhượng quyền thương mại đang phát triển tương đối nhanh trong thời gian qua, nhưng theo các chuyên gia, chủ yếu là nhượng quyền không toàn diện và thiếu ràng buộc chặt chẽ về quản lí và khó đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu.

2.1. Hiếm hoi nhượng quyền toàn diện

Thực tế các doanh nghiệp trong nước thực hiện mô hình franchise toàn diện bao gồm 4 thành phần chính: hệ thống, thương hiệu, sản phẩm dịch vụ và bí quyết như phở 24 là rất hiếm hoi ở Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp theo thực hiện mô hình franchise không toàn diện, chủ yếu chuyển nhượng một số thành phần nhất định.

Đó có thể là nhượng quyền phân phối sản phẩm như cà phê Trung Nguyên cấp phép sử dụng thương hiệu như G7 Mart, cấp phép sử dụng công thức pha chế sản phẩm như quán trà T-Bar, hoặc hình thức tự sở hữu các cửa hàng như Y5, Tapiocup, Alotra…

Những mô hình lỏng lẻo trên đây thường được các công ty trong nước áp dụng phù hợp với mục đích chủ yếu là gia tăng doanh thu, độ bao phủ và thị phần nhanh chóng, bên nhận quyền bán các sản phẩm do bên nhượng quyền sản xuất và được phép sử dụng logo thương hiệu của bên nhượng quyền để

phân phối sản phẩm. Thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm.

2.2. Nhượng quyền thương mại Việt Nam còn một khoảng cách

Một đặc điểm quan trọng là các loại hình bán lẻ trên thường thiếu ràng buộc chặt chẽ về quản lí, tính nhất quán về thương hiệu. Doanh nghiệp không qui định rõ ràng qui trình kinh doanh và hệ thống bản sắc thương hiệu (thể hiện qua trang trí nội thất/ngoại thất cửa hàng, bảng hiệu, thiết kế…)

Bên nhượng quyền cung cấp mức hỗ trợ hạn chế, chủ yếu những gì liên quan đến bản thân sản phẩm và dịch vụ giao hàng, bảo hành, đổi hàng. Bên nhượng quyền không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thường không chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại của bên nhận quyền.

Tất cả các công ty nói trên đều không thể thực hiện mô hình franchise toàn diện vì nhiều lí do khác nhau như thiếu khả năng hoạch định, chiến lược về mô hình kinh doanh phù hợp, thiếu vốn, thiếu trình độ quản lí và kiểm soát, chưa chuẩn hóa qui trình và thương hiệu.

Hơn nữa, thương hiệu là tài sản lớn nhất của hệ thống franchise vì thế các bên nhận quyền thường quan tâm tham gia franchise nào có thương hiệu mạnh. Trong khi đó, nhiều thương thiệu trong và ngoài nước mới ra đời chưa được người tiêu dùng tín nhiệm và đủ sức để thu hút hấp dẫn các đối tác tham gia nhận quyền.

Như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược franchise đảm bảo 4 yếu tố để thành công: phát triển bền vững, kiểm soát, tiếp thị hệ thống và khả năng nhân bản hệ thống.

Với thực trạng nhượng quyền thương mại như hiện nay, tuy nói rằng đây là loại hình đang phát triển nhưng trong đó chứa đựng rất nhiều mặt hạn chế. Đặc biệt là việc thiếu luật điều chỉnh.

PHẦN III

KHUYẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

TẠI VIỆT NAM

Trở thành thành viên của WTO, sau hội nhập, Việt Nam có rất nhiều cơ hội trong việc tham gia các hoạt động tự do hóa thương mại, được hưởng các chính sách ưu đãi thuế quan như các thành viên khác. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng lợi thế này để cải tạo môi trường kinh doanh nói chung và hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, xin đưa ra một số giải pháp.

Một phần của tài liệu 108464 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w