Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về hoạt động nhượng

Một phần của tài liệu 108464 (Trang 27 - 29)

II. Chế độ pháp lí về hoạt động nhượng quyền thương mại

5.Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về hoạt động nhượng

Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền theo thủ tục sau đây:

Thứ nhất, giữ hồ sơ đề nghị đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại.

Sau đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại vào sổ đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng kí đó.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Sau khi hết thời hạn qui định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng kí thì phải thông báo bằng văn bản cho bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lí do.

Thủ tục đăng kí hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo qui định của pháp luật về sở hữu công nghiệp (Điều 20 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).

5. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về hoạt động nhượng quyền thương mại quyền thương mại

5.1. Cam kết về dịch vụ nhượng quyền thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO

Muốn gia nhập WTO, chúng ta đã phải tiến hành đàm phán song phương cũng như đa phương với các nước thành viên, sau khi kết thúc, chúng ta thường đưa ra những cam kết cho 4 phương thức cung cấp:

+ Phương thức cung cấp qua biên giới. Đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, thì Việt Nam cam kết không hạn chế việc cung cấp qua biên giới.

+ Phương thức tiêu dùng ở nước ngoài: Việt Nam cũng không hạn chế. + Đối với phương thức hiện diện thương mại, chúng không hạn chế, ngoại trừ phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỉ lệ vốn góp không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Kể từ ngày 1/1/2009, không hạn chế sau 3 năm kể từ ngày gia nhập sẽ cho phép thành lập chi nhánh. Tuy nhiên trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam.

+ Đối với phương thức hiện diện thể nhân, chúng ta chưa cam kết trừ các cam kết chung.

5.2. Đánh giá

Theo nhận định chung thì những cam kết về dịch vụ nhượng quyền thương mại là khá phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Bởi lẽ đối với Việt Nam đây không phải là loại hình quá mới mẻ, tuy nhiên nó cũng chưa được hoàn thiện, chứ chưa muốn nói là mới giai đoạn đầu phát triển, chúng ta vừa làm vừa học. Do vậy cam kết cho một khoảng thời gian là hợp lí để phía Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có được chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa cũng để cho pháp luật Việt Nam có một khoảng thời gian để nghiên cứu xem xét ban hành những qui định phù hợp với cam kết và thực tiễn.

Đối với phía nước ngoài, họ đã hoạt động trong lĩnh vực này nhiều năm có rất nhiều kinh nghiệm và tiềm lực lớn, nhất là đối với các thương hiệu nổi tiếng thế giới, họ có phương thức quản lí và điều hành hiện đại và hiệu quả cộng thêm nguồn vốn lớn, nếu cam kết cho họ sớm quá sẽ dẫn đến các doanh nghiệp trong nước sẽ không cạnh tranh được trong hoạt động này.

Một phần của tài liệu 108464 (Trang 27 - 29)