Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương

Một phần của tài liệu 108464 (Trang 29 - 30)

thương mại

Mặc dù hoạt động nhượng quyền thương mại đã được luật hóa tại Việt Nam qua việc chúng ta ban hành Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Thương mại, Nghị định 36/2006/NĐ-CP và Thông tư số 09/2006/TT-BTM. Nhưng theo giới kinh doanh loại hình này cho biết hành lang pháp lí vẫn còn đi sau sự phát triển của loại hình làm ăn này. Mà theo chúng ta được biết hiện tại những qui định pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại rất ít và mang tính chung chung, vừa xây dựng vừa bổ sung nên làm giảm sự hấp dẫn dù rất nhiều tiềm năng. Bởi lẽ các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến rất nhiều thứ, và một trong số đó là phải có một hành lang pháp lí thật chặt chẽ để có thể đảm bảo tính an toàn cho họ. Bởi đây không phải là lĩnh vực dễ dàng mà nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và để giảm thiểu rủi ro thì họ cần phải biết có một hệ thống pháp luật đã ban hành để họ có thể cân nhắc và xem xét đầu tư. Do vậy thì luật là một hạn chế rất lớn đối với sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại.

Hơn nữa trong Nghị định số 35/2006/NĐ-CP lại qui định bên nhượng quyền hay nhượng quyền thứ cấp phải kinh doanh theo phương thức này một một năm tại Việt Nam mới được mở rộng hoạt động. Qui định như vậy đã làm mất đi ưu thế cạnh tranh mở rộng thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo qui định đó thì bên nhượng quyền phải kinh doanh một năm tại Việt Nam mới được mở rộng hoạt động, theo đó với các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam khi đến nhượng quyền thì bên nhận nhượng quyền phải kinh doanh nó trong một năm mới được cấp lại, làm cho tốc độ mở rộng sản phẩm rất chậm và tạo ra sự không bình đẳng giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài. Hơn nữa cũng làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của bên nhận quyền Việt Nam. Khi muốn mở rộng kinh doanh hơn nữa nhằm thu lợi nhuận.

Ngoài ra trong Nghị định số 35 cũng qui định về trường hợp nhượng quyền từ khu chế xuất, khu phi thuế quan ra nước ngoài và ngược lại vẫn chưa có văn bản qui định cụ thể là doanh nghiệp cần phải làm các thủ tục như thế

nào. Dẫn đến hàng loạt các vụ chuyển nhượng vẫn chưa thể tiến hành. Hoặc pháp luật chưa qui định cụ thể cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại trường hợp thương nhân bị từ chối đăng kí nhượng quyền thương mại.

Pháp luật về nhượng quyền thương mại có qui định về việc mức lệ phí mà thương nhân phải nộp khi đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên cho đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành qui định nào về mức lệ phí này. Do đó có thể dẫn đến sự lúng túng của cơ quan đăng kí khi giải quyết hồ sơ đăng kí. Mặt khác đây có thể là khe hở để các cơ quan đăng kí lạm dụng nhằm sách nhiễu các doanh nghiệp đi đăng kí vì mức lệ phí không có qui định rõ.

Những hạn chế trên đây đã phần nào làm giảm tốc độ phát triển của phương thức kinh doanh này, mong rằng trong thời kì tới chúng ta sẽ có một hệ thống pháp luật nhượng quyền hoàn chỉnh hơn để điều chỉnh phương thức kinh doanh hiệu quả này.

Một phần của tài liệu 108464 (Trang 29 - 30)