Tình hình thu hút đầu tƣ của tỉnh trong giai đoạn 198 7-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh bến tre (Trang 34 - 35)

TÓM TẮT CHƢƠNG

2.2.1 Tình hình thu hút đầu tƣ của tỉnh trong giai đoạn 198 7-

Từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 và qua các lần sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1996, 2000 và năm 2005, tỉnh Bến Tre, cũng giống như các địa phương khác bắt đầu thu hút được nguồn vốn FDI. Trong

giai đoạn 1996-2000, việc thu hút doanh nghiệp FDI của tỉnh Bến Tre không đáng kể, một số dự án cấp phép trong giai đoạn này đều không thể triển khai thực hiện vì nhiều lý do như dự án FDI còn quá mới đối với tỉnh, thủ tục cấp phép đều tập trung ở Trungương (Ủy ban đầu tư nước ngoài), tỉnh chưa được giao quyền quản lý FDI. Việc thu hút đầu tư FDI của Bến Tre có thể chia ra làm 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ năm 1990-2000: Bến Tre chỉ có 2 dự án FDI trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ dừa của Công ty Trách nhiệm hữu hạn AVW, 100% vốn của Bỉ chuyên sản xuất vỏ dừa cắt miếng và Công ty TNHH Chế biến dừa của Malaysia, chuyên chế biến cơm dừa nạo sấy. Tổng vốn đầu tư khoảng 3 triệu USD cho giai đoạn này.

- Giai đoạn từ năm 2001-2005: Bến Tre thu hút được 3 dự án FDI, ngoài chế biến các sản phẩm từ dừa, đã có dự án đầu tư vào sản xuất dược phẩm (Hồng Kông) và dịch vụ khách sạn (Australia) với tổng vốn đăng ký khoảng 8 triệu USD. Những dự án trong giai đoạn này có vốn nhỏ, hoạt động bên ngoài khu công nghiệp; chưa có tác động gì đáng kể đối với nền kinh tế của địa phương. Chỉ có dự án chế biến cơm dừa nạo sấy của Sri-Lanka được cấp phép năm 2001 đã mở đầu cho ngành công nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy phát triển sau này của tỉnh.

- Giai đoạn từ năm 2006-2011: đây là giai đoạn thu hút đầu tư tốt nhất của tỉnh Bến Tre với 30 dự án FDI thu hút được từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giai đoạn này, Bến Tre cũng giống như một số tỉnh trong cả nước đã được Chính phủ phân cấp mạnh về cấp phép và quản lý dự án FDI. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trong các khâu cấp phép và quản lý sau giấy phép. Giai đoạn này, Bến Tre đã có sự

chuẩn bị tốt hơn về các điều kiện để thu hút đầu tư thông qua việc thành lập và đầu tư đồng bộ hạ tầng 2 khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp,tăng mạnh đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước và đào tạo lao động để phục vụ đầu tư. Tính đến thời điểm hiện tại, hai khu công nghiệp của tỉnh trong 5 năm qua đã thu hút được 16 dự án FDI. Các dự án FDI trong giai đoạn này khá đa dạng, từ khai thác

các thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh (chế biến các sản phẩm nông-thủy sản) đến khai thác nguồn lao động phục vụ các ngành gia công giày, may mặc, công nghiệp phụ trợ điện ôtô và các ngành dịch vụ khác.

- Trong năm 2012, Bến Tre cũng đã thu hút được 11 dự án FDI mới, và tăng vốn cho 2 dự án trong khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 90 triệu USD, đây là năm có số dự án FDI và vốn đăng ký cao nhất từ trước đến nay của tỉnh Bến Tre mặc dù điều kiện kinh tế thế giới và Việt Nam có sự biến động và khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh bến tre (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)