Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức tại ủy ban nhân dân quận long biên, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Chắnh sách đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan chủ quản

Đây là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức.

30

Thứ nhất, chắnh sách là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chắnh sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Thứ hai, dựa vào văn ban quy phạm pháp luật quy định chắnh sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Thứ ba, dựa vào các văn bản quy định chắnh sách đế xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù họp với đặc thù của ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành đủ về số lượng, nâng cao chât lượng và họp lý về cơ cấu.

Thứ tư, dựa vào văn bản quy định đê kiêm tra, kiểm soát công tác đào tạo và bồi dưỡng, chất lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả đạt được của công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức.

1.3.1.2. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức là nơi tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ công chức. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần bảo đảm.

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức là nơi tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ cho công chức. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần bảo đảm các tiêu chuẩn tổi thiêu của một trường/viện/ trung tâm đào tạo công chức hiện đại, như: khuôn viên rộng rãi, có hội trường, các phòng học, trang thiêt bị giảng dạy hiện đại; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, phần mềm đào tạo hiện đại và chất lượng; đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và đủ năng lực giảng dạy; đội ngũ quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên nghiệp.

1.3.1.3. Khả năng tài chắnh đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng công chức

Các nguồn lực tài chắnh đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quan trọng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo cũng như quy mô đào tạo công chức. Để có thể đầu tư được những trang thiết bị, cơ sở vật chất

31

phục vụ cho công tác giảng dạy hay phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, học viên thì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tài chắnh của mỗi tổ chức và của mỗi cá nhân. Chắnh vì vậy mà các hoạt động đào tạo công chức chỉ có thể thực hiện được khắ có một nguồn kinh phắ ổn định và phù hợp dành cho nó.

1.3.1.4. Năng lực bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo công chức

Nãng lực của các cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực đào tạo cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đào tạo CC của quận. Những cán bộ chuyên trách phải là những người có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đảm nhận và thực hiện hiệu quả nhất mọi khâu của hoạt động đào tạo này. Họ không chỉ có đủ trình độ chuyên môn mà còn phải có đầy đủ các kiến thức cần thiết khác (như: các kiến thức hội họp khoa học hay hành vi cư xử) để phục vụ cho công việc chuyên môn đào tạo.

1.3.1.5. Đặc điểm công chức của tổ chức

Công chức của quận chắnh là đối tượng của công tác đào tạo và phát triển. Căn cứ vào những đặc điểm của CC trong tổ chức (như: quy mô, cơ cấu, chất lượng Ầ) để thực hiện công tác đào tạo và phát triển một cách phù hợp.

Nhận thức đ ng vấn đề luôn là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những quyết định đ ng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu bản thân cán bộ, công chức nhận thức đ ng mức về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn để có đủ kiến thức, kỹ năng, cách ứng xử, hành vi đáp ứng yêu cầu công tác thi hành pháp luật thì họ sẽ không ngừng nâng cao, tự nguyện tham gia đào tạo, bồi dưỡng hoặc có ý thức trong việc tự nghiên cứu, trau dồi những kiến thức, kỹ năng, cập nhật những tri thức mới, những phương pháp quản lý khoa học một cách tắch cực, có hiệu quả.

Yếu tố trình độ chuyên môn của CBCC có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ, công chức phải có kiến thức rộng, nhất là các kiến thức sâu của chuyên ngành vị trắ việc làm. Nếu lực lượng này được đào tạo chuyên ngành phù hợp, sẽ giúp họ quản lý, thực hiện các mặt công

32

tác thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ngoài những kiến thức thu được qua đào tạo, bồi dưỡng qua trường học thì việc tự giác học tập, tự nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm, tự rèn luyện qua quá trình công tác cũng hết sức quan trọng, giúp bổ sung hoàn thiện, giàu thêm kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức lối sống cho họ

Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tắnh:

Về độ tuổi, nếu tổ chức có cơ cấu lao động trẻ hơn tổ chức kia thì nhu cầu đào tạo sẽ có khả nãng cao hơn tổ chức kia. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người lao động là càng lớn tuổi thì nhu cầu học tập càng giảm đi.

Giới tắnh cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo của một tổ chức. Thông thường trong một tổ chức nếu tỷ lệ nữ cao hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức tại ủy ban nhân dân quận long biên, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)