Mẫu phiếu xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức tại ủy ban nhân dân quận long biên, thành phố hà nội (Trang 79 - 87)

Đối tƣợng

Tình trạng hiện có u cầu cơng việc

Ngành đào tạo Trình độ CM Trình độ tin học Ngành đào tạo Trình độ CM Trình độ tin học CV cao cấp CV chắnh Chuyên viên Cán sự Ầ

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Kết quả thu được từ Phiếu xác định nhu cầu đào tạo sẽ xác định được khoảng cách trong thực hiện cơng việc, từ đó xác định được cán bộ, công chức cần đào tạo trong lĩnh vực nào, nội dung đào tạo nào. Trên cơ sở xác định nhu cầu logic như vậy, ta mới có thể xác định được mục tiêu và đối tượng đào tạo một cách khoa học.

3.2.3. Có sự phân cơng, phân cấp rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức

Để thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ, công chức quận, Ủy ban nhân dân cần phải quan tâm triển khai và kiểm tra việc thực hiện, cụ thể:

73

- Phịng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, đơn vị nghiên cứ, đề xuất các chắnh sách, giải pháp, biện pháp có liên quan đến đào tạo cán bộ, công chức của quận; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, tập trung vào những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức.

- Phòng Tài chắnh và Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành cân đối đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho công tác đào tạo cán bộ, công chức hàng năm của quận. Hướng dẫn, giám sát việc sử dụng kinh phắ theo đ ng Luật ngân sách và Thông tư hướng dẫn hiện hành của các Bộ, ngành.

- Phịng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Phịng, ban, ngành thực hiện việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bên trong các cơ quan hành chắnh các cấp và các cơ sở đào tạo; xác định nhu cầu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ công chức của quận; tham mưu Ủy ban nhân dân quận ban hành, sửa đổi, bổ sung các chế độ chắnh sách nhằm phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ công chức.

- Các phòng, ban, ngành, đơn vị khác có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và định hướng đào tạo đội ngũ công chức của đơn vị mình để xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm, kế hoạch giai đoạn gắn với chỉ tiêu đào tạo đội ngũ công chức của quận, chủ động phối hợp với các ngành, địa phương đề xuất các giải pháp thực hiện đào tạo CC.

- Ủy ban nhân dân các phường căn cứ vào kế hoạch, mục tiêu đào tạo đội ngũ công chức của quận, căn cứ vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - phường hội của địa phương, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ công chức của địa phương và tổ chức thực hiện lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - phường hội khác đầu tư trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các phịng, ban, ngành tổ chức thực hiện các chương trình, dự án có liên quan đến đào tạo cơng chức tại địa phương, tắch cực đề xuất các chắnh sách, giải pháp thực hiện dự án.

74

3.2.4. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức

Việc xác định nhu cầu nên được làm một cách logic theo các bước từ phân tắch đến xác định nhu cầu đào tạo:

Bước 1: Phân tắch nhu cầu đào tạo

Công việc này bao gồm 3 nội dung là phân tắch tổ chức, phân tắch tác nghiệp và phân tắch nhân viên.

Phân tắch tổ chức

Phân tắch tổ chức cần đánh giá được quan điểm, định hướng của cơ quan, đơn vị đó về thực hiện cơng việc cũng như về đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và cơng tác đào tạo cán bộ, cơng chức nói riêng.

Đối với từng cơ quan, đơn vị, quan điểm, định hướng về thực hiện cơng việc có thể là chất lượng thực hiện công việc, hiệu quả quản lý đào tạo, chi phắ tiền lương, tỷ lệ thuyên chuyển, vắng mặt, kỷ luật lao độngẦ gi p cho xác định những vấn đề cơ bản của cơ quan, đơn vị đó, cũng như sự cần thiết áp dụng những hình thức đào tạo.

Trong việc phân tắch quan điểm của cơ quan, đơn vị về đào tạo cán bộ, công chức, cần xác định cơ quan, đơn vị có thể áp dụng những hình thức đào tạo nào, CC có bố trắ được cơng việc nếu được cử đi học tập trung dài hạn không hay chỉ đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ sở đào tạo tại thành phố? Ngồi ra cịn xác định các định hướng khác về đào tạo công chức như về chi phắ đào tạo, đối tượng đào tạo, nội dung đào tạoẦ

Phân tắch tác nghiệp

Phân tắch tác nghiệp là xác định loại kỹ năng và các hành vi cần thiết cho nhân viên để thực hiện tốt công việc. Phân tắch tác nghiệp gần giống với phân tắch công việc, tuy nhiên phân tắch tác nghiệp là định hướng nhân viên, không phải là định hướng công việc. Ở đây, phân tắch tác nghiệp sẽ chú trọng xác định xem cán bộ, cơng chức cần làm gì để thực hiện tốt cơng việc. Loại

75

phân tắch này thường được sử dụng để xác định nhu cầu đào tạo người mới hoặc các công việc mới được thực hiện lần đầu.

Phân tắch nhân viên

Loại phân tắch này chú trọng đến các năng lực và đặc tắnh cá nhân của cán bộ, công chức, được sử dụng để xác định ai là người cần thiết được đào tạo và những kiến thức, kỹ năng, quan điểm nào cần thiết được lĩnh hội hay chú trọng trong quá trình đào tạo. Phân tắch nhân viên đòi hỏi phải đánh giá đ ng khả năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ, công chức.

Bước 2: Xác định nhu cầu đào tạo

Trên cơ sở phân tắch nhu cầu đào tạo sẽ thu được các thông tin sau: Yêu cầu về thực hiện công việc của cơ quan, đơn vị; Yêu cầu về thực hiện công việc đối với cán bộ, công chức; Thực trạng thực hiện công việc hiện nay của cán bộ, công chức; Nhu cầu về đào tạo của cán bộ, công chức.

Bảng 3.2: Mẫu phiếu xác định nhu cầu đào tạo

Đối tƣợng

Tình trạng hiện có u cầu cơng việc Ngành đào tạo Trình độ CM Trình độ tin học Ngành đào tạo Trình độ CM Trình độ tin học CV cao cấp CV chắnh Chuyên viên Cán sự Ầ

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Kết quả thu được từ Phiếu xác định nhu cầu đào tạo sẽ xác định được khoảng cách trong thực hiện cơng việc, từ đó xác định được cán bộ, công

76

chức cần đào tạo trong lĩnh vực nào, nội dung đào tạo nào. Trên cơ sở xác định nhu cầu logic như vậy, ta mới có thể xác định được mục tiêu và đối tượng đào tạo một cách khoa học.

2.3.5. Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức

Nếu như chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức trước đây được xây dựng chặt chẽ về cấu trúc, thì trong giai đoạn hiện nay cần phải có độ mở phù hợp; từ chỗ đại trà hóa thì nay cần tiến đến khu biệt hóa, cá nhân hóa. Nói cách khác, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cơng chức phải được xây dựng để đáp ứng yêu cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng mà cán bộ, cơng chức cịn thiếu hụt, chứ không phải cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng mà họ đã biết, đã có hoặc khơng cịn phù hợp.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức nên được xây dựng theo lý thuyết chuỗi kết quả, nghĩa là xuất phát từ tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức để xác định những nội dung, cách thức đào tạo, bồi dưỡng. Cần thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày và tập trung vào các nội dung thiết thực, thiết thân, thiết yếu, phù hợp với đặc điểm công tác của công chức và linh hoạt trong việc biên soạn và thực hiện chương trình vì nó sẽ gắn kết được khối kiến thức, kỹ năng được đào tạo với chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của công chức. Trên cơ sở định hướng chung đó, Quận uỷ, Ủy ban nhân dân quận Long Biên cần xây dựng những nội dung đào tạo và xác định hình thức, phương pháp đào tạo thật cụ thể, sát thực, phù hợp với đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Cụ thể:

Điểm yếu của đội ngũ công chức quận Long Biên hiện nay là năng lực giải quyết tình huống thực tiễn cịn thấp, trình độ tin học, ngoại ngữ kém. Vì vậy, trong thời gian tới, cần xây dựng nội dung chương trình tăng cường gắn lý luận với thực tiễn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho công chức như: kỹ năng viết văn bản, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, khả năng bố trắ, sắp xếp công việc và tổ chức điều hành công việc; liên

77

tục cập nhật các kiến thức mới, phù hợp với từng loại chức danh, đối tượng công chức. Tăng cường sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với cơ sở thực hành.

2.3.6. Đổi mới phương pháp dạy và học trong đào tạo, bồi dưỡng, công chức

Theo đó, chuyển từ ỘdạyỢ sang hướng dẫn; từ nghe và tiếp thu một cách thụ động sang tự học; chủ yếu là hướng dẫn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu một vấn đề nào đó đang được đặt ra. Điều này đòi hỏi ỘthàyỢ và ỘtròỢ phải được trang bị phương pháp giảng dạy và học tập tắch cực, có khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ, phương tiện giảng dạy - học tập hiện đại. Phần lớn cán bộ, cơng chức tham gia những chương trình đào tạo, bồi dưỡng là những người đã đạt chuẩn ở một số trình độ nhất định, trải qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm cơng tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tắch, đánh giá vấn đề. Do đó, với đối tượng này, các giảng viên chỉ nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Sau mỗi bài học, cụm chuyên đề, giảng viên nên tổ chức cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập với thời gian thắch hợp.

Đối với các lĩnh vực về chuyên mơn, nên tạo điều kiện để cơng chức có thể đi học tập trung dài hạn để có được kiến thức một cách hệ thống, chắnh quy. Có thể mở các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng để dạy về những kiến thức còn thiếu so với tiêu chuẩn đề ra, truyền đạt những kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.

Đối với các chương trình đào tạo mà đội ngũ cơng chức ở quận khơng đủ trình độ, chun mơn để đào tạo, hoặc do cơ quan, đơn vị không thể bố trắ công tác nếu cử cán bộ, công chức đi học ở xa, có thể thuê giảng viên từ các trường đại học, cao đẳng về giảng dạy, đồng thời bố trắ chỗ ăn, ở, sinh hoạt, tạo điều kiện giảng dạy tốt nhất cho giảng viên, có chắnh sách hỗ trợ thiết thực nhằm thu hút nhiều giảng viên về đào tạo.

78

Cán bộ, công chức sẽ học tốt hơn nếu một nội dung được trình bày theo nhiều cách thức khác nhau như: giáo viên truyền đạt, học viên chép, dạy trên máy tắnh, xen kẽ thảo luận, làm bài tập tình huống theo nhóm, kết hợp khảo sát thực tế. Chẳng hạn, dạy về kỹ năng tổ chức, trước hết cần truyền đạt những kiến thức cơ bản như cách thức xây dựng một chương trình hội nghị, tổ chức triển khai, thực hiện, đánh giá,ẦTiếp đó cần kết hợp thực hành theo nhóm để trao đổi, bàn bạc, hay có thể kết hợp phân về các cơ sở để thực hành thực tế. Việc kết hợp nhiều cách thức giảng dạy vừa khơng gây nhàm chán, mà cịn tạo sự hứng th cho người học.

Đào tạo tập trung trọng tâm theo hướng Ộcầm tay chỉ việcỢ, hướng dẫn kỹ năng thực hành, thời gian hợp lý, thuận lợi cho cán bộ, công chức vừa học vừa công tác, địa điểm cơ động, hướng về cơ sở, nghiên cứu học tập các điển hình. Tuỳ từng đối tượng, bố trắ thời gian hợp lý đi khảo sát thực tế tại các cơ quan hành chắnh, các địa phương và các buổi học trao đổi theo nhóm.

Tóm lại, việc đổi mới hình thức, phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo, sẽ giúp học viên trở thành trung tâm và nhu cầu của người học trở thành tất yếu chi phối tồn bộ các khâu tổ chức khố học.

2.3.7. Đổi mới công tác đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức

Đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức cần tập trung vào đánh giá Ộđầu raỢ, nhất là kết quả cuối cùng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá Ộđầu raỢ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là đánh giá học viên ngay sau khi kết thúc khóa học, dựa trên các chỉ số về năng lực, kiến thức, kỹ năng thực hành. Việc đánh giá này có thể được thực hiện thơng qua các bảng kiểm trước và sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Bảng kiểm cần được xây dựng, thiết kế thực sự công phu, bao gồm hệ thống câu hỏi về kiến thức và các bài tập thực hành để đánh giá hiện trạng của công chức trước và sau khi tham gia khóa học.

Việc đánh giá mức độ sử dụng Ộđầu raỢ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức phải chủ yếu dựa trên các chỉ số về kết quả giải quyết công

79

việc, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sẽ đánh giá thông qua việc phỏng vấn trực tiếp học viên sau khi kết th c khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 3 tháng đến 6 tháng và ý kiến phản hồi của chắnh cơ quan đang sử dụng cán bộ, công chức. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng có thể yêu cầu học viên xây dựng bản kế hoạch hành động, trong đó đưa ra kế hoạch cụ thể về việc áp dụng những gì đã học vào thực tế cơng việc. Để có căn cứ đánh giá tác động của đào tạo, bồi dưỡng sau khóa học, cơ quan sử dụng cán bộ, cơng chức phải có sự hợp tác với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc xây dựng, theo dõi và hỗ trợ các điều kiện cần thiết để kế hoạch hành động của cán bộ, công chức được thực hiện thành công

Công tác đánh giá đào tạo cần được tiến hành một cách toàn diện, bao gồm: - Đánh giá trước đào tạo: rà soát, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức làm cơ sở để xây dựng, quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức cho phù hợp

- Đánh giá trong đào tạo: theo định kỳ hàng tháng, phòng Nội vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo tiến hành kiểm tra chất lượng các lớp học, kiểm tra các khóa học. Cuối khóa học tiến hành đánh giá kết quả đào tạo thông qua việc tổ chức thi hết mơn và tồn khóa cho học viên.

- Đánh giá sau đào tạo: đánh giá chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, cơng chức đã qua đào tạo để có những phản hồi với cơ quan đào tạo, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời để công tác đào tạo cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao hơn.

Trong đánh giá sau đào tạo, có thể áp dụng mơ hình đánh giá của TS. Donald Kir Patrick.

80

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức tại ủy ban nhân dân quận long biên, thành phố hà nội (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)