2.2.1 Tổ chức hoạt động KDNH tại NHNo&PTNT tỉnh NinhBình Bình
2.2.1.1 Đề án phát triển hoạt động ngoại tệ của
NHNo&PTNT Việt Nam
Thực hiện định hướng chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Tháng 8/2004, Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam đã phê duyệt Đề án phát triển hoạt động ngoại tệ giai đoạn 2004-2005 - là cơ sở quan trọng cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh ngoại hối của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam sau này.
Trên cơ sở phân tích kỹ thực trạng hoạt động sau 12 năm (1992-2004) triển khai thực hiện các nghiệp vụ về ngoại tệ trong hệ thống, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong lĩnh vực hoạt động ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam. Đề án đã xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2004- 2005. Với nhận thức rằng: đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, phát triển các hoạt động ngoại tệ là yêu cầu tất yếu, là một trong những điều kiện sống còn đối với NHNo&PTNT Việt Nam trong quá trình hội nhập. Quan điểm chỉ đạo được khẳng định là: “giữa các mặt nghiệp vụ ngoại tệ có tính liên thông và sự gắn kết hết sức chặt chẽ. Nguồn vốn ngoại tệ lớn sẽ tạo điều kiện mở rộng qui mô hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp cần chú ý tới huy động vốn ngoại tệ từ dân cư, từ
nghiệp vụ về ngoại tệ mới là tiền đề quan trọng để tăng thị phần hoạt động, từ đó tăng qui mô nguồn vốn ”.
Theo đó, mục tiêu hoạt động ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn trước mắt cần tập trung vào một số nội dung:
- Nâng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực nghiệp vụ ngoại tệ, chú trọng kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thẩm định dự án, tín dụng và
bảo lãnh quốc tế, đảm bảo đạt trình độ ngang bằng các ngân hàng nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam.
- Đa dạng hoá loại hình sản phẩm dịch vụ đạt trình độ khu vực, chủ động giới thiệu sản phẩm với khách hàng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm của
NHNo.
- Nâng cao thị phần hoạt động về ngoại tệ của NHNo đạt ít nhất 10%tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu vực đô thị. Chú ý tới khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài.
- Nâng tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động lên 20% vào cuối năm 2005, giữ vững và tiếp tục phát triển vào các năm tiếp
theo. Dư nợ ngoại tệ tăng lên phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.
- Phấn đấu đưa doanh số thanh toán quốc tế lên 10% đến 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
- Doanh số mua bán ngoại tệ tăng từ 30-35%/ năm.
53
- Phấn đấu đạt doanh số chi trả kiều hối qua hệ thống NHNo đạt 1 tỷ USD ngay từ cuối năm 2005, tăng trưởng 25-30% ở những năm tiếp theo...
Hai giải pháp chiến lược được nêu ra là:
Thứ nhất, NHNo&PTNT Việt Nam phải nâng cao được vị thế thông qua cải thiện năng lực tài chính được thể hiện ở các chỉ số tài chính (vốn tự có, lợi nhuận ròng, chỉ số tương thích vốn, tỷ lệ thanh khoản.)
Thứ hai, NHNo&PTNT Việt Nam phải xây dựng được một mô hình quản lý rủi ro phù hợp để đảm bảo an toàn cho quá trình phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Gấp rút triển khai mô hình quản lý rủi ro sau khi có kết quả tư vấn quốc tế.
Việc tổ chức thực hiện đề án được qui định chặt chẽ, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban chuyên môn của trụ sở chính. Riêng đối với các chi nhánh phải xây dựng đề án riêng và tổ chức thực hiện theo nội dung đề án tổng thể của NHNo&PTNT Việt Nam.
Sau 2 năm thực hiện, NHNo&PTNT Việt Nam đã tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và xây dựng đề án phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối đến năm 2010 và các năm tiếp theo.
2.2.1.2 Tình hình triển khai Đề án tại NHNo&PTNT tỉnh
Ninh Bình
Thực hiện sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, tháng 5/2004 NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển hoạt động ngoại tệ tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình. Theo đó, ngày 01/6/2004 Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế được thành lập tại NHNo&PTNT tỉnh, có chức năng chỉ đạo hoạt động kinh doanh ngoại hối trong toàn tỉnh và trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ: Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và chi trả kiều hối tại hội sở (Nghiệp vụ huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ do phòng Kế toán và phòng Tín dụng đảm nhiệm).
Doanh số mua bán 4.85 3 5.13 0 11.739 13.11 6 9.52 4 -Giao ngay 4.85 3 3.89 0 8.71 4 10.73 4 7.83 5
Tháng 11/2004, tổ chức tập huấn nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và triển khai 2 đề án phát triển hoạt động ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình tới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Sau đó các nghiệp vụ : Huy động vốn, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối đã được triển khai tới hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn tỉnh. Riêng nghiệp vu Thanh toán quốc tế được thực hiện tại phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế NHNo&PTNT tỉnh. Tháng 4/2006 NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã được nối mạng và cung cấp địa chỉ SWIFT là VBAAVNVX300, được phép thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp.
Nhận thức rõ hoạt động ngoại tệ bao gồm những nghiệp vụ vừa mới, vừa khó đối với cấp chi nhánh ở tỉnh lẻ thậm chí còn khá xa lạ đối với các cấp lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ. Nhưng thực hiện sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và với quyết tâm xây dựng NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình trở thành một ngân hàng hiện đại trên địa bàn theo kịp với tiến trình hội nhập của ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Ban lãnh đạo đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện đề án. Từ việc lựa chọn, sắp xếp nhân sự đến việc tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đảm nhiệm nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; từ việc đề ra phương hướng mục tiêu hoạt động đến việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tâm lý...nên 5 năm qua hoạt động kinh doanh ngoại hối đã đạt được những kết quả khả khả quan.
2.2.2 Các nghiệp vụ Kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình
2.2.2.1 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Theo phân cấp quản lý của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình chỉ được thực hiện các nghiệp vụ:
- Mua bán trực tiếp với các đối tượng khách hàng không phải là TCTD - Mua bán với Trụ sở chính NHNo & PTNT Việt Nam,
- Mua bán nội bộ với các chi nhánh trực thuộc.
- Được mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng trong nước để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, trường hợp có nhu cầu bán
ngoại tệ
cho TCTD khác phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc.
Phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là công việc rất cần thiết trong điều kiện kinh tế mở và tiến trình hội nhập hiện nay, không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại thu nhập cho ngân hàng mà nghiệp vụ Thanh toán quốc tế đòi hỏi hoạt động mua, bán ngoại tệ phải phát triển đồng bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn ngoại tệ thanh toán cho người thụ hưởngBảng 2.4: Một số chỉ tiêu về hoạt động mua bán ngoại tệ
-Kỳ hạn 0 1.24 0 3.025 2.38 2 1.68 9 Trong đó Mua từ khách hàng 2.86 9 2.01 6 2.82 2 3.43 2 5.65 1 Mua từ trụ sở chính 1.98 4 3.11 4 8.91 7 9.68 4 3.87 3 Bán cho khách hàng 2.96 9 1.68 0 5.04 4 5.62 6 3.80 6 Bán cho trụ sở chính 1.88 4 3.45 0 6.69 5 7.49 0 5.71 8
Lãi kinh doanh 1
0^
3 5^
động trong việc tính toán, ấn định tỷ giá hàng ngày đảm bảo vừa chấp hành qui định về quản lý ngoại hối, thu hút được ngoại tệ và hiệu quả kinh doanh; Linh hoạt áp dụng các chính sách ưu đãi với khách hàng quan trọng như áp
56
dụng ưu đãi về giá và số lượng đối với khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu, từ nguồn kiều hối lớn và thường xuyên... Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là thanh toán xuất khẩu để thu hút ngồn ngoại tệ; Từng bước triển khai nghiệp vụ chi trả kiều hối và mua bán ngoại tệ xuống tới tất cả các điểm giao dịch không phân biệt cấp chi nhánh hay phòng giao dịch nhằm khai thác ưu thế về màng lưới của hệ thống NHNo, thu hút ở mức cao nhất nguồn ngoại tệ có thể mua được từ các đối tượng khách hàng.
Hàng quí, trên cơ sở hạn mức trạng thái ngoại tệ (đối với USD) NHNo &PTNT Việt Nam giao. Phòng Kinh doanh ngoại hối tính toán, phân bổ hạn mức trạng thái cho từng chi nhánh loại III trực thuộc và yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh. Hiện tại, lượng ngoại tệ mua được từ các điểm gia o dịch hàng ngày đều được tập trung về các chi nhánh loại III đầu mối, sau đó bán về phòng Kinh doanh ngoại hối NHNo&PTNT tỉnh. Từ đây, lượng ngoại tệ thu mua được sẽ dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế và một số nhu cầu khác mà chế độ quản lý ngoại hối cho phép cho các đối tượng khách hàng khách hàng. Lượng ngoại tệ thừa, thiếu về cơ bản là thực hiện nghiệp vụ mua bán với NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo chấp hành nghiêm hạn mức trạng thái ngoại hối.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại phòng Kinh doanh ngoại hối NHNo & PTNT tỉnh bao gồm việc khai thác tốt nhất nguồn ngoại tệ từ mọi đối tượng khách hàng xuất nhập khẩu, kiều hối, tiết kiệm, vãng lai.kết hợp một cách uyển chuyển, linh hoạt với hoạt động mua bán ngoại tệ với trụ sở chính và với các chi nhánh trực thuộc để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về ngoại tệ mặt, thanh toán, chuyển tiền ngoại tệ của các đối tượng khách hàng được phép trên cơ sở đảm bảo tuân thủ đúng chế độ quản lý ngoại hối và hiệu quả kinh doanh.
Kinh doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ chứa đựng nhiều khả năng rủi ro nhưng từ khi triển khai hoạt động này tới nay, nhờ sự linh hoạt, mạnh dạn, quyết đoán, sử dụng một cách hợp lý các công cụ phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi... của những người thực hiện nghiệp vụ mua bán nên tuy tỷ giá USD/VND biến động rất phức tạp qua các thời kỳ nhưng hoạt động kinh doanh ngoại tệ không những đã tránh được rủi ro mà còn mang lại một
nguồn thu nhập đáng kể, ổn định (số liệu trên bảng). Có được kết quả này là
do đã biết khai thác ngày một tốt hơn nguồn ngoại tệ tại chỗ, xử lý các nghiệp vụ mua bán với khách hàng và với Trụ sở chính một cách linh hoạt.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động chưa triển khai được như: - Thu đổi séc du lịch với khách hàng nước ngoài,
- Bàn đại lý thu đổi ngoại tệ ngoài trụ sở ngân hàng, - Chuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác,
- Xác nhận, cấp phép mang ngoại tệ mặt ra nước ngoài theo nghị định 131/ 2005/NĐ-CP ngày 18/10/2005,
- Mua ngoại tệ từ thị trường liên ngân hàng trong nước.
Cũng phần nào làm giảm tính hấp dẫn và hiệu quả của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
Biểu đồ 2.2: Doanh số mua bán ngoại tệ
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 D.số thanh toán XK 1,11 7 74 9^^ 1,52 5 3,43 1 3,65 2 D.số thanh toán NK 2,85 3 9,57 8 1,97 4 5,80 6 2,77 8 Mở L/C Nhập khẩu 6,03 7 4,25 2 2,97 3 1,12 4 4,12 0 -Trả ngay 5,82 0 3,92 5 2,24 0 84 0 1,38 0 -Trả chậm 21 7 32 7 733 28 4 2,74 0 X.lý L/C,nhờ thu X.khẩu 34 8" 12 6" 578" 62 1 726 Phí DV về TTQT 9 20 25 58" 85 58
(Nguồn: Báo cáo thống kê NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình)
Khó khăn lớn nhất của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay là chính sách tỷ giá của NHNN hiện tại làm phát sinh và tồn tại một thị trường tự do hay còn gọi là “thị trường ngầm”. Trong những năm gần đây thị trường này phát triển rất mạnh không kiểm soát nổi dẫn tới trên thị trường luôn tồn tại hai loại tỷ giá có lúc chênh lệch khá lớn và vào những thời điểm đó thị trường ngầm có sức thu hút khách hàng mạnh hơn hoạt động hiệu quả hơn gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM và hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN.
2.2.2.2 Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế (TTQT)
Từ chỗ hầu như không có hoạt động nghiệp vụ, sau hai năm thực hiện
Đề án phát triển hoạt động ngoại tệ, hoạt động Thanh toán quốc tế đã được triển khai nhanh chóng và có bước phát triển tốt. Từng bước tiếp cận, triển khai thêm các sản phẩm dịch vụ mới, đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản và thông qua công việc trực tiếp hàng ngày đã dần tự tin hơn trong quá trình xử lý nghiệp vụ.
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về hoạt động TTQT 2005-2009
59
triển khai tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình :
- Mở và thanh toán một số loại L/C trả ngay (at sight), trả chậm (Forward), - Xử lý L/C hàng xuất khẩu,
- Thanh toán xuất, nhập khẩu bằng nhờ thu,
- Thanh toán thông qua hoạt động chuyển tiền (TTr) với nước ngoài,
- Thanh toán biên mậu trên cơ sở hợp đồng uỷ thác với các chi nhánh NHNo & PTNT lạng Sơn, Lao Cai...
Hoạt động thanh toán quốc tế thông qua việc thanh toán, chuyển tiền không những đáp ứng kịp thời nhu cầu cho khách hàng xuất nhập khẩu mà còn phục vụ tốt nhu cầu chuyển, nhận tiền phi mậu dịch hoặc các nhu cầu tiêu dùng cá nhân, chuyển tiền kiều hối cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu.
Thực tế cho thấy, hiện nay các khách hàng lớn, các khách hàng được coi là quan trọng đến với ngân hàng đều cần được ngân hàng cung cấp một gói sản phẩm dịch vụ tiện ích đầy đủ có thể phục vụ thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Trong đó dịch vụ thanh toán quốc tế là không thể thiếu bởi ít nhiều hoạt động SXKD của các doanh nghiệp này đều có liên
60
quan hoạt động xuất nhập khẩu. Nắm bắt nhu cầu này, các ngân hàng lớn đều triển khai các nghiệp vụ về ngoại tệ trong đó nghiệp vụ TTQT được quan tâm trước tiên. Khi triển khai thực hiện đề án phát triển các hoạt động ngoại tệ, mặc
dù gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, kinh nghiệm nhưng NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã quyết tâm triển khai thành công nghiệp vụ này.
Triển khai thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT trên địa bàn trong thời gian qua đã mang lại ý nghĩa to lớn:
- Thông qua nghiệp vụ này, NHNo&PTNT Ninh Bình đã có thêm một sản phẩm dịch vụ mới hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển, hội nhập,
đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Khẳng định vị thế của NHNo, tăng thêm tiềm lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát
triển thị phần của NHNo trên địa bàn.
- Hàng hoá nhập khẩu là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải, phôi thép, VLXD, bao bì đặc chủng, hàng hoá, nguyên
vật liệu giữ vai trò quan trọng và phục vụ trực tiếp cho hoạt động đầu tư