Kết quả hoạt động Kinh doanh ngoại hối

Một phần của tài liệu 0469 giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Sau 16 năm triển khai thực hiện, hoạt động ngoại hối của NHNo&PTNT Việt Nam đã liên tục phát triển và đạt được những kết quả có ý nghĩa to lớn:

Thứ nhất, đã bước đầu thành công trong mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ bằng sự ra đời và khẳng định vị trí ngày càng vững chắc của hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới: tín dụng ngoại tệ, dự án, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, huy động ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng cá nhân khác .

Biểu đồ 1.1: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ 2005-2009 (triệu USD)

(Nguồn Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam )

Biểu đồ 1.2: Doanh số chi trả kiều hối 2005-2009 (triệu USD)

39

Biểu đồ 1.3: Doanh số thanh toán biên mậu (tỷ VND)

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam )

Thứ hai, phát triển các hoạt động ngoại tệ đã góp phần tăng thêm tiềm lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị phần của NHNo&PTNT Việt Nam. Thông qua các hoạt động về ngoại hối, đã từng bước tiếp cận và làm quen với các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, tạo điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều dự án nước ngoài cũng như đủ khả năng đảm đương vai trò đầu mối cho các dự án đồng tài trợ. Mặt khác, cũng thông qua những hoạt động này, ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài biết đến NHNo&PTNT Việt Nam với tư cách là một ngân hàng tham gia các lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế.

Từ khi mở ra các hoạt động ngoại tệ, NHNo&PTNT Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả của nhiều ngân hàng nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Riêng về đào tạo, đã có hàng nghìn lượt cán bộ được tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo tổ chức ở trong nước và nước ngoài, góp phần nâng cao trình độ và và kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối.

Biểu đồ 1.4: Doanh số TTQT giai đoạn 2004-2008 (triệu USD)

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam )

Thứ ba, thông qua các hoạt động ngoại tệ, uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được tăng lên. Các doanh nghiệp và các ngân hàng nước ngoài ngày càng tin tưởng vào các giao dịch thanh toán do NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện, doanh số thanh toán quốc tế tăng trưởng nhanh chóng qua các năm. Mạng lưới ngân hàng đại lý không ngừng được mở rộng. Những năm gần đây NHNo&PTNT Việt Nam liên tục nhận được các giải thưởng do các ngân hàng nước ngoài trao tặng: “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” của City Bank (Mỹ); “Xuất sắc trong thanh toán toàn cầu và quản trị vốn” của HSBC (Anh); “Xuất sắc trong xử lý điện thanh toán đạt tỷ lệ chuẩn STP cao” của Wachovia (Mỹ); “Đối tác thương mại tốt nhất khu vực châu á” của Standard Chartered Bank (Anh)...

41

Biểu đồ 1.5: Quan hệ ngân hàng đại lý 2004-2008

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại.

Sau khi hệ thống một cách tóm tắt những vấn đề cơ bản về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối đó là: các khái niệm cơ bản; vấn đề tỷ giá hối đoái; rủi ro trong kinh doanh ngoại hối và các biện pháp phòng ngừa. Nội dung của chương tập trung vào nghiên cứu các nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh ngoại hối từ nghiệp vụ cơ sở đến các nghiệp vụ phái sinh và các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và nột số nghiệp vụ khác trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM nói chung và của NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.

Tất cả những nội dung lý luận và thực tiễn được đề cập trong Chương 1 là cơ sở để triển khai nội dung của Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tạia NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình.

43

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HÓI TẠI NHNO&PTNT TỈNH NINH BÌNH

2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT NINH BÌNH

2.1.1 Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình

2.2.1.1 Tổ chức màng lưới

NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình là chi nhánh loại I của NHNo&PTNT Việt Nam: Trong hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam, tuỳ vào địa bàn và qui mô hoạt động, có các chi nhánh loại I và loại II trực thuộc Trụ sở chính, dưới các chi nhánh loại I loại II có các chi nhánh loại III và các phòng giao dịch trực thuộc. NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình là một trong các chi nhánh loại I của NHNo & PTNT Việt Nam.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình NHNo&PTNT cũng là một NHTM lớn nhất về tổ chức màng lưới, đội ngũ cán bộ số lượng khách hàng và doanh số hoạt động. Tính đến 31/12/2009, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình có 9 chi nhánh loại III và 3 phòng giao dịch trực thuộc, có 20 phòng giao dịch khác trực thuộc các chi nhánh loại III, với tổng số cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn là 470 người và hàng trăm cán bộ hợp đồng thời vụ.

NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đang có quan hệ tín dụng với 258 đơn vị doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi cấp quản lý; hơn 40 ngàn hộ sản xuất kinh doanh thuộc mọi ngành nghề và mọi địa bàn trong tỉnh. Ngoài hoạt động kinh doanh truyền thống, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình còn triển khai có hiệu quả các dự án tín dụng quốc tế của WB, ADB, AFD, IFAD, KFW... do NHNo&PTNT Việt Nam uỷ thác.

T T CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH T/HIỆN 2007 T/HIỆN 2008 T/HIỆN 2009 K/H 2010 1 T.độ tăng trưởng GDP % 14,9 189 15,3 18 2 G.trị kim ngạch XNK Tr. USD 124,9 160,8 203 4ÕÕ

Trong đó: Xuất khẩu Tr. USD

34,77 48,2 60 70

3 Thu ngân sách Tỉ

VND

1,374 2.002 2.500 3.100

4 Tạo việc làm Người 16.600 17.200 18.000 16.000

Tr.đó: lao động XK Người 1.500 1.800 2.000 2.000

5. Th.nhập bq ng/năm Tr.VN D

787 11,35 16,7 205

Trên địa bàn Ninh Bình hiện có 07 chi nhánh NHTM, 01NHCSXH, 01 NHPT và một hệ thống quĩ tín dụng nhân dân hoạt động kinh doanh tiền tệ. Thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình ở trong khoảng 30 - 35 %.

Không chỉ là ngân hàng chủ lực trong công cuộc phát triển Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã và đang không ngừng hiện đại hoá, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để đáp ứng yêu cầu hội nhập và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong công cuộc phát triển kinh tế tỉnh nhà cũng như vì sự vững mạnh của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Biểu đồ 2.1:Thị phần hoạt động các NHTM & TCTD trên địa bàn

(Nguồn: số liệu thống kê của NHNN tỉnh Ninh Bình 31/12/2009)

2.1.1.2 Địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình

Là một đơn vị hành chính được tái lập năm 1992, Ninh Bình là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng. Diện tích tự nhiên là 1.389,1 Km2, dân số 936 ngàn người, mật độ dân số 674 người/1Km2 (Số liệu niên giám thống kê 2008). Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường huyết mạch nối liền các tỉnh phía Bắc, và Đông bắc với các tỉnh miền Trung và Nam bộ bằng cả ba hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt. Với địa hình đa dạng có đồng bằng, rừng, biển, có nhiều núi đá vôi và điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, Ninh Bình được thiên nhiên ưu đãi các điều kiện để có thể phát triển một nền kinh tế gồm đầy đủ cơ cấu công - nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ. Ninh Bình còn được biết đến là một vùng địa linh, nhân kiệt với nhiều di tích, danh- thắng lịch sử nổi tiếng.

(Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH các năm của UBND tỉnh)

Thực hiện đường lối cải cách, mở cửa của Đảng và Nhà nước, với chính sách phát triển kinh tế cởi mở, Ninh Bình cũng đang được coi là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện tại, trên địa bàn có 1.423 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; 11 dự án sử dụng vốn ODA với tổng mức đầu tư là 62,8 triệu USD; 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tổng vốn là 43,2 triệu USD; 4 khu công nghiệp là Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp; Khánh Phú; 7 nhà máy xi măng; 5 nhà máy gạch tuy- nel; 1 nhà máy cán thép, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; hàng chục khu du lịch sinh thái, tâm linh, di tích lịch sử. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh nhà năm 2009 xếp thứ 23/64 tỉnh, thành... Ninh Bình có đầy đủ điều kiện để trở thành một tỉnh giàu mạnh về kinh tế, phát triển về văn hoá -

xã hội... Là miền đất hứa để phát triển hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng.

2.1.2 Tình hình Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình

Được thành lập cùng với thời điểm tái lập tỉnh Ninh Bình, với phương châm Ngân hàng Nông nghiệp là người bạn đồng hành của Nông dân và bằng sự nỗ lực cố gắng của mình, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã nhanh chóng vượt qua chồng chất những khó khăn, trở ngại ban đầu vươn lên khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển Nông nghiệp, Nông thôn và các lĩnh vực khác của hoạt động kinh tế tỉnh nhà. Trong quá trình đó, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình cũng lớn mạnh không ngừng, doanh số hoạt động ngày càng lớn, hiệu quả hoạt động ngày càng tăng và bền vững, thị phần ngày càng mở rộng. Thương hiệu và hình ảnh của Ngân hàng Nông nghiệp ngày càng trở nên gắn bó, gần gũi với mọi đối tượng khách hàng.

2.1.2.1 Công tác huy động nguồn vốn

Tổng số dư huy động nguồn vốn tại địa bàn đến 31/12/2009 là 2.387 tỷ VND, tăng 12.9% so với 31/12/2008, gấp 3,21 lần năm 2004. Điều đáng ghi nhận ở đây là: Hoạt động tại địa bàn một tỉnh nghèo, đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển một cơ cấu kinh tế mở đa ngành, đa thành phần nên mọi lĩnh vực đều có nhu cầu rất lớn về nguồn lực tài chính. Trong điều kiện đó, công tác huy động vốn tại chỗ của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức huy động, các công cụ bổ trợ truyền thống và hiện đại nhằm hấp dẫn, thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng do vậy số dư huy động vốn trên địa bàn liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư tín dụng tăng trưởng nhanh nên hàng năm, nguồn vốn huy động tại chỗ cũng chỉ đủ đáp ứng trên dưới 50% nhu cầu cho vay.

^''`ɪɪzɪɪɪ Năm

Tiêu chí 2005 2006 2007 2008 2009

Nguồn vốn huy động 1.126 1.167 1.377 2.114 2.387

Tiền gửi dân cư 538 688 892 1.124 1.600

Tiền gửi TC KT-XH 648 484 488 995 788 Trong đó: -Không kỳ hạn 382 401 462 634 558 -Có kỳ hạn < 12 th 394 368 384 812 995 -Có kỳ hạn ≥ 12 th 350 398 531 668 834 47

Phần còn lại phải vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng ngoài địa bàn, vốn từ các dự án và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ NHNo&PTNT Việt Nam.

48

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại chỗ

Năm Nông nghiệp 533.58 3 677.01 7 791.182 956.56 3 1.017.46 0 Công nghiệp 206.96 8 324.08 6 270.183 358.78 6 582.53 1 Xây dựng 227.52 2 334.30 0 164.376 844.59 4 1.31566 9 Lâm nghiệp 37.33 4 66.20 4 70.852 84.791 - TN-Dịch vụ 502.88 9 552.12 0 860.951 760.64 6 1.034.29 7 Thuỷ sản 45.98 5 41.08 0 16.751 9.200 6.921 Khác 455.33 0 422.45 3 451.683 347.57 8 556.77 8 Tổng dư nợ 2.009.61 1 2.147.26 0 3.075.978 3.362.158 4.513.65 6

(Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm NHNo&PTNTNinh Bình)

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ đến 31/12/2009 là 4.513 tỷ VND, tăng 34,23% so với 31/12/2008 gấp 3,14 lần so với năm 2004. Trong đó:

-Dư nợ cho vay ngắn hạn: 2.574 tỷ -Dư nợ cho vay trung, dài hạn: 1.939 tỷ -Nợ xấu : 17,9 tỷ (0,39%)

Kiên trì thực hiện phương châm hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, bám sát thị trường nông nghiệp nông thôn, phân loại chọn lọc khách hàng đầu tư vốn có hiệu quả. Trong những năm qua NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã cùng với các ngân hàng và TCTD khác trên địa bàn đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển mọi hoạt động kinh tế tỉnh nhà. Trong đó thị phần tín dụng của NHNo luôn chiếm khoảng 30-39% và đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn luôn ở trong khoảng từ 65-68% tổng dư nợ.

Ngoài cho vay vốn thông thường còn thực hiện cho vay theo các dự án uỷ thác đầu tư hỗ trợ phát triển một số hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế như: WB 2855; ADB-1973; ADB-1802; AFD III; FA III; KFW...với dư nợ đến 31/12/2009 là

130 tỷ VND.

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng qua các năm theo ngành kinh tế

(Nguồn: Báo cáo thống kê NHNo&PTNT tỉnh Ninh bình)

Tham gia đầu tư tín dụng cho các dự án lớn phát triển hạ tầng du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ.v.v.. .Thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm khoảng 97 - 98% tổng doanh thu của ngân hàng. Chất lượng tín dụng đảm bảo, nợ xấu luôn được duy trì ở mức dưới 1% tổng dư nợ.

2.1.2.3 Các hoạt động khác

Bên cạnh việc chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh và quản lý luôn được quan tâm đặc biệt. Tính đến 31/12/2008, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành việc triển khai giai đoạn I chương trình Hiện

tháng 10/2009 đã cơ bản hoàn thành giai đoạn II của dự án này. Qua đó, hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ được trang bị mới đồng bộ vừa cho phép áp dụng qui trình quản lý trực tiếp tiên tiến vừa tạo điều kiện để triển khai những sản phẩm dịch vụ mới hiện đại phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Cùng với việc triển khai chương trình hiện đại hoá, hàng loạt các dịch vụ sản phẩm mới được triển khai đến tất cả các điểm giao dịch trong hệ thống. Với 13 máy ATM, 28 đầu POS và hơn 22.000 thẻ ATM được phát hành tính tới 31/12/2009, sản phẩm thẻ rút tiền tự động của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã trở nên gần gũi với khách hàng. Theo đó dịch vụ SMS Banking, VnTOPUP và các sản phẩm tiện ích khác có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Để đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ cũng được quan tâm đặc biệt. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ được tổ chức khoa học, chặt chẽ duy trì hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Sớm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những dấu hiệu bất ổn có thể gây rủi ro hoạt động góp phần tích cực trong việc đảm bảo thực hiện tốt chế độ quản lý tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng nói chung và an toàn hoạt động kinh doanh nói riêng. Cạnh đó, hàng quí, hàng năm việc phân loại tài sản, trích lập và xử lý dự phòng rủi ro được tiến hành thường xuyên và đúng chế độ đã đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, an toàn bền vững hệ thống.

Công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh luôn quán triệt tinh thần chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và bám sát các định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên trong những năm qua NHNo & PTNT tỉnh Ninh Bình luôn chủ động trong việc xây dựng các chương trình, mục tiêu, phương hướng hoạt động và các giải pháp chỉ đạo thực hiện hữu hiệu. Do vậy không những đảm bảo đơn vị luôn hoàn thành kế hoạch được giao, hiệu quả hoạt động và kết quả tài chính luôn được nâng cao

51

mà còn thực hiện tốt vai trò chủ lực trong việc thúc đẩy mọi mặt kinh tế - xã

Một phần của tài liệu 0469 giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w