27
1.2.3.1 Rủi ro trong Kinh doanh ngoại hối a. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái ngoại tệ (The Foreign Exchange Position - EP):
Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh
trạng thái trường hay trạng thái dương ngoại tệ đó (Long the Foreign Currency - LFC). LFC được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phản ánh doanh số tăng quyền sở hữu ngoại tệ cho thời kỳ tính toán.
Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh
trạng thái đoản hay trạng thái âm ngoại tệ đó (Short the Foreign Currency - SFC). SFC được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phản ánh doanh số giảm quyền sở hữu ngoại tệ cho thời kỳ tính toán.
Trạng thái ngoại tệ ròng - NEP: Là chênh lệch giữa TSC và TSN (tính cả nội bảng và ngoại bảng) của một ngoại tệ tại một thời điểm. Nếu TSC > TSN thì ngoại tệ đó ở trạng thái ròng dương; ngược lại, ngoại tệ ở trạng thái ròng âm.
Vì là trạng thái tại một thời điểm nên trạng thái ngoại hối ròng của một ngoại tệ phản ánh số dư của ngoại tệ đó tại thời điểm tính toán.
Một điểm cần lưu ý là: Trạng thái ngoại tệ phát sinh ngay tại thời
điểm ký kết hợp đồng (kể cả hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn), chứ
không phải là tại thời điểm thanh toán. Ví dụ, nếu một hợp đồng mua bán giao ngay hay kỳ hạn được ký kết ngày hôm nay với số lượng 100.000 USD với một tỷ giá nào đó thì ngay lập tức sau khi ký hợp đồng, người mua USD ở trạng thái trường và người bán USD ở trạng thái đoản cho dù việc thanh toán xảy ra ở bất cứ ngày nào sau đó.
Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ thường được tính tại thời điểm cuối mỗi ngày giao dịch đối với mỗi ngoại tệ theo công thức sau:
NEP (t) = NEP (t-1) + LFC (t) - SFC (t)
Trong đó:
NEP (t) - trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dich t. NEP (t-1) - trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t-1. LFC (t) - Doanh số phát sinh trạng thái trường trong ngày t SFC (t) - Doanh số phát sinh trạng thái đoản trong ngày t.
Ngoài việc qui định trạng thái ngoại tệ đối với từng ngoại tệ, người ta còn qui định tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ (qui nội tệ) để phục vụ cho công tác quản lý hạn mức trạng thái. Thông thường, trạng thái của mỗi ngoại tệ hay tổng trạng thái ngoại tệ được qui định bằng tỷ lệ % nhất định trên vốn tự có của NHTM.
Trạng thái ngoại tệ với rủi ro tỷ giá
Khi có trạng thái ngoại tệ khác 0, thì NHTM phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, cụ thể là:
- Nếu một ngoại tệ nào đó có NEP (t) > 0 thì nó đang ở trạng thái trường ròng. Với kiểu yết tỷ giá sao cho ngoại tệ là đồng yết giá, còn nội tệ là đồng định giá thì thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.
29
- Nếu NEP (t) < 0 thì nó đang ở trạng thái đoản ròng. Với kiểu yết tỷ giá như trên thì khi tỷ giá giảm sẽ tạo ra lãi ngoại hối và khi tỷ giá tăng sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.
- Nếu NEP (t) = 0 thì ngoại tệ đó ở trạng thái cân bằng. Đối với trạng thái ngoại tệ cân bằng, thì những thay đổi về tỷ giá đều không ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối đối với NHTM.
b. Rủi ro lãi suất
Trước hết, lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng tới việc xác định tỷ giá kỳ hạn: Mỗi đồng tiền có mức lãi suất khác nhau và thường xuyên biến động. Tỷ giá kỳ hạn được xác định theo nguyên tắc ngang giá lãi suất có bảo hiểm. Chênh lệch lãi suất giữa đồng tiền định giá và đồng tiền yết giá là cơ sở quan trọng để tính điểm kỳ hạn. Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, nếu có sự thay đổi lãi suất của một trong hai hay cả hai đồng tiền sẽ làm thu hẹp hoặc nới rộng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền từ đó ảnh hưởng tới việc xác định điểm kỳ hạn và tỷ giá kỳ hạn. Điều đó có thể dẫn tới rủi ro về tỷ giá khi hợp đồng đáo hạn.
Rủi ro lãi suất còn biểu hiện ở một khía cạnh khác của hợp đồng SWAP. Giả sử ta có lãi suất mục tiêu của USD là 0,25%, lãi suất cơ bản của VND 8%. NHTM A ký kết một hợp đồng SWAP với một khách hàng, cam kết mua giao ngay và bán kỳ hạn USD trong thời gian 3 tháng. Như vậy, NHTM A đã chuyển quyền sở hữu một đồng tiền có lãi suất cao hơn để được sở hữu một đồng tiền có lãi suất thấp 110'11...
c. Rủi ro thực hiện
Với mỗi nghiệp vụ Kinh doanh ngoại hối ngân hàng đã ký kết đều có tiềm ẩn rủi ro đối tác không thực hiện nghĩa vụ của họ. Có thể là do phía đối tác gặp rủi ro bất khả kháng nên không còn khả năng thực hiện cam kết. Có thể họ lợi dụng sơ hở của các điều khoản , điều kiện của hợp đồng để cố tình
trốn tránh hoặc chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng khi nó đã trở nên bất lợi với họ do sự biến động của thị trường.
d. Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
Kinh doanh ngoại hối bao gồm những nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi sự cẩn trọng, tinh thông nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của của cán bộ thừa hành. Cạnh đó phải có qui trình nghiệp vụ và chế độ quản lý chặt chẽ cùng sự trợ giúp của hệ thống máy móc thiết bị hiện đại. Bất cứ sự bất cập nào trong các yếu tố nêu trên đều có thể dẫn tới rủi ro tổn thất cho NHTM.
e. Rủi ro quốc gia
Mỗi quốc gia đều có chế độ quản lý ngoại hối, chính sách quản lý hoạt động xuất - nhập khẩu khác nhau để thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá và quản lý vĩ mô nền kinh tế. Chính do sự khác nhau này mà khi chúng ta thực hiện những giao dịch ngoại hối thì luôn phải đối mặt với một loại rủi ro gọi là rủi ro quốc gia. Thường được thể hiện ở hai khía cạnh:
- Rủi ro đồng tiền: Là rủi ro gặp phải khi giao dịch ngoại hối với với những đối tác mà ở quốc gia họ không cho phép giao dịch với đồng tiền mà ta đã cam kết giao dịch với họ.
- Rủi ro thanh toán: Là rủi ro gặp phải khi giao dịch với đối tác mà tại quốc gia đó xảy ra các biến cố bất thường như: Thiên tai, chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo ... khiến cho các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động giao dịch ngoại thương, ngoại hối bị ngưng trệ.v.v.
1.2.3.2 Phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động Kinh doanh ngoại hối a. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
*) Quản lý trạng thái ngoại tệ
Như đã trình bầy ở trên, khi trạng thái ngoại tệ ròng khác 0 thì NHTM sẽ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Do vậy, để phòng ngừa rủi ro Kinh doanh ngoại hối trước hết phải quản lý trạng thái ngoại tệ. Hiện tại ở Việt Nam, hạn
31
mức trạng thái tối đa (trạng thái trường hoặc trạng thái đoản) mà mỗi NHTM được phép duy trì là 30% vốn tự có (Theo Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của Thống đốc). Ngoài ra, để khống chế rủi ro tỷ giá các NHTM còn qui định hạn mức giá trị tối đa đối với một giao dịch hoặc đối với một cán bộ giao dịch; Qui định hạn mức trạng thái tối đa đối với từng chi nhánh trực thuộc...
*) Sử dụng linh hoạt các nghiệp vụ phái sinh
Trên Forex, ngoài nghiệp vụ cơ sở là nghiệp vụ giao ngay, còn có các nghiệp vụ phái sinh là: Nghiệp vụ kỳ hạn, Nghiệp vụ hoán đổi; Nghiệp vụ tương lai và Nghiệp vụ quyền chọn.
Do đặc điểm và tính chất của các nghiệp vụ này nên chúng đang được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu và các NHTM sử dụng như những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá (đã được trình bầy chi tiết ở phần các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ở trên).
b. Phòng ngừa các loại rủi ro khác
Ngoài rủi ro về tỷ giá, Kinh doanh ngoại hối còn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác như rủi ro thực hiện, rủi ro nghiệp vụ, rủi ro quốc gia... luôn tiềm ẩn, đe doạ mang lại tổn thất và những hậu quả khó lường. Nguyên nhân có thể xuất phát từ môi trường kinh doanh, từ sự đa dạng thậm chí là xung đột giữa hệ thống luật lệ của các quốc gia hoặc từng quốc gia với thông lệ, tập quán quốc tế; từ thiết bị công nghệ, năng lực quản lý vĩ mô, vi mô; năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện các nghiệp vụ. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân này cần phải:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui về quản lý ngoại hối và hoạt động Kinh doanh ngoại hối của các NHTM và các chủ thể khác được phép
Kinh doanh ngoại hối. Đảm bảo sự phù hợp giữa luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế, các điều ước quốc tế mà chúng ta tham gia... trong các hoạt động này.
- Các NHTM cần chú trọng tới việc đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật, hệ thống cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế. Tổ chức hoạt động Kinh doanh ngoại hối một cách khoa học đảm bảo khai
thác được tiềm lực sẵn có nhưng phải chấp hành các chế độ quản lý, các chuẩn mực hoạt động .
- Quan tâm đặc biệt đến công tác tuyển dụng, đào tạo cả trong nước và ngoài nước đội ngũ cán bộ thực hiện các nội dung công việc từ vận hành hệ thống thiết bị công nghệ, thu thập và phân tích thông tin, ra các quyết định quản lý, kinh doanh đến việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ ngoại thương...
- Phải có một cơ chế quản lý hạn mức trạng thái ngoại tệ hợp lý, phải qui định những hạn mức phù hợp với từng loại ngoại tệ, từng loại nghiệp vụ vụ cụ thể. Với những đồng tiền uy tín, độ an toàn ổn định cao, hạn mức có thể lớn và ngược lại. Ngoài ra, cần phải thường xuyên cập nhật thông tin để có những điều chỉnh kịp thời với sự biến động của môi trường kinh doanh.
1.3 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NHNO&PTNT VIỆT NAM
1.3.1 Các nghiệp vụ Kinh doanh ngoại hối của NHNo&PTNT Việt Nam
Ngay từ những năm đầu chuyển hướng hoạt động ngân hàng từ cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, tháng 2/1992 cùng với các NHTM quốc doanh khác, NHNo&PTNT Việt Nam đã được thống đốc NHNN Việt Nam cho phép thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở ra các nghiệp vụ mới có tính quốc tế, theo hướng phát triển của một NHTM hiện đại. Hoạt động ngoại hối của NHNo&PTNT Việt Nam theo giấy phép kinh doanh ngoại hối, bao gồm các nghiệp vụ sau:
33
2. Mua, bán các loại ngoại tệ ở thị trường quốc tế 3. Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế
4. Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng
5. Cho vay các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ 6. Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức trong nước và nước ngoài 7. Thực hiện các dịch vụ thanh toán ngân quỹ bằng ngoại tệ
8. Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư từ nước ngoài bằng ngoại tệ
9. Bảo lãnh cho các khoản vay trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ 10.Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
11.Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ.
12.Mua bán hoặc làm đại lý mua bán các loại chứng khoán bằng ngoại tệ 13.Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.
Các nghiệp vụ trên được gộp thành 5 nhóm nghiệp vụ cơ bản là:
1- Huy động vốn (Huy động tiết kiệm, phát hành chứng từ có giá, tiền gửi, tiền vay, tiếp nhận dự án uỷ thác đầu tư)
2- kinh doanh vốn trên thị trường vốn và ngoại hối)
3- Thanh toán quốc tế (Thanh toán theo thông lệ , thanh toán biên giới)
4- Tín dụng ngoại tệ (Cho vay, bảo lãnh, cầm cố chiết khấu, tái chiết khấu)
5- Các dịch vụ khác về ngoại hối (Chi trả kiều hối, tư vấn, ngân quĩ, kinh doanh vàng bạc đá quí, đại lý mua bán chứng khoán...)
Phạm vi hoạt động kinh doanh ngoại hối theo Điềul Chương I “Qui định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam” ban hành theo quyết định 388/QĐ-HĐQT-QHQT ngày 5/9/2005 gồm các nghiệp vụ cụ thể như sau:
1.3.2.1 Kinh doanh vốn, ngoại tệ
Sở giao dịch là đơn vị duy nhất trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện kinh doanh vốn, ngoại tệ bao gồm:
- Kinh doanh vốn, tiền gửi qua các hình thức qua đêm, có kỳ hạn, các sản phẩm tiền gửi phái sinh khác
- Kinh doanh các loại ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng nhằm thu lợi nhuận qua chênh lệch giá.
Hội đồng quản trị (HĐQT) phê duyệt mức vốn cao nhất, mức lỗ tối đa trong kinh doanh vốn, ngoại tệ hàng năm và 6 tháng. Tổng giám đốc ban hành qui định các hạn mức quản lý rủi ro của SGD trong kinh doanh vốn, ngoại tệ: Hạn mức trạng thái; Hạn mức cắt lỗ; Hạn mức tiền gửi, cho vay, mua bán ngoại tệ với từng đối tác theo từng thời gian cụ thể; Số dư tài khoản Nostro; Các hạn mức quản lý rủi ro cần thiết khác. Trên cơ sở các hạn mức này, SGD giao mức quản lý rủi ro cho các bộ phận, cá nhân liên quan.
1.3.2.2 Huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ
Các chi nhánh trong hệ thống được tổ chức huy động các loại ngoại tệ mạnh tự do chuyển đổi (USD, EUR, GBP, JPY) từ mọi đối tượng khách hàng. Riêng việc huy động ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng khác thực hiện theo qui định về hạn mức từng thời kỳ của Tổng giám đốc.
Việc vay vốn tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng nước ngoài do Sở giao dịch (SGD) NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện; Việc ký kết hợp đồng khung, thoả thuận vay vốn giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Ngân hàng nước ngoài do Tổng giám đốc (TGĐ) quyết định.
Chi nhánh cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng theo qui định cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam. Các phòng giao dịch không được cho vay bằng ngoại tệ; SGD thực hiện cho vay đối với các công ty bằng nguồn vốn của NHNo & PTNT Việt Nam, cho vay công ty và chi
35
nhánh trong hệ thống bằng nguồn vốn tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng nước ngoài theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam;
1.3.2.3 Thanh toán quốc tế (TTQT)
Sở giao dịch là đầu mối TTQT duy nhất của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Tất cả các chi nhánh có phát sinh nghiệp vụ TTQT phải thực hiện qua Sở giao dịch.
Chi nhánh loại I, loại II thực hiện TTQT với khách hàng và công ty. Chi nhánh loại III được thực hiện TTQT khi có văn bản chấp thuận của TGĐ.
1.3.2.4 Mua bán ngoại tệ.
Chi nhánh thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng có nhu cầu, được phép mua ngoại tệ theo qui định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam; Chỉ được bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc SGD; Không được bán ngoại tệ cho TCTD khác, không được mua bán giữa các chi nhánh với nhau. Giám đốc chi