Tiêu chí đánh giá công tác quản lý cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 37)

Một là, phù hợp Luật CB , CC và cá c văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, phân cấp quản lý CB, CC của huyện.

Việc đánh giá CB, CC được xem xét, đánh giá nội dung dựa trên sự phù hợp của hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam và những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước; sự đầy đủ và toàn diện về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của hệ thống văn bản; khả năng đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Xuất phát từ tiêu chí này, việc xem xét, đánh giá quản lý CB, CC dưới góc độ pháp lý sẽ được thực hiện trên cơ sở các nội dung quản lý CB, CC qua đó mới có thể đánh giá được quản lý CB, CC đã đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đến mức độ nào?

Hai là, thỏa mãn và đạt được cá c mục ti u đề ra.

Muốn đánh giá được hiệu quả quản lý CB, CC trước hết phải xác định được mục tiêu cần đạt được khi xây dựng các quy định làm cơ sở cho công tác quản lý. Trong thực tế, thuật ngữ mục tiêu và thuật ngữ nhiệm vụ đôi khi được dùng với cùng một ý nghĩa. Khi mục tiêu đạt được cũng có nghĩa là nhiệm vụ đã hoàn thành.

Do tồn tại nhiều mục đích khác nhau ở những phạm vi và cấp độ khác nhau nên việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả quản lý CB, CC cần được đặt ra ở những cấp độ và phạm vi khác nhau trong nền hành chính nhà nước. Quản lý CB, CC phải được đánh giá trên cơ sở mục tiêu đặt ra. Việc đánh giá nó phải dựa trên giác độ tổng thể của cả công tác quản lý CB, CC cũng như dựa trên giác độ từng lĩnh vực công tác thuộc nội dung quản lý CB, CC như lĩnh vực tuyển dụng, lĩnh vực nâng ngạch, lĩnh vực đánh giá, lĩnh vực sử dụng, bố trí (bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển..).

Ba là, hiệu quả công việc của cá n bộ công chức.

Để đánh giá chính xác, đầy đủ hiệu quả của quản lý CB, CC ngoài việc xác định mục tiêu và kết quả đạt được do sự hoạt động của công tác quản lý, còn phải xem xét theo

tiêu chí về tính hiệu quả công việc quản lý CB, CC. Có thể nói, hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong thực tế mà còn là thực hiện việc quản lý với chi phí tối thiểu về vật chất, về số lượng người tham gia, về thời gian tiến hành và những chi phí khác có liên quan tới những hoạt động quản lý CB, CC ở tất cả các giai đoạn của quá trình điều chỉnh, đảm bảo quản lý CB, CC phát huy tác dụng ở mức cao nhất.

Bốn là, mức độ thỏa mãn của cán bộ, công chức.

+ Mức độ hài lòng về chế độ, chính sách hiện tại. + Mức độ hài lòng về chế độ tiền lương.

+ Mức độ hài lòng về điều kiện làm việc.

+ Mức độ hài lòng về công tác quy hoạch cán bộ;

+ Mức độ hài lòng về việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức; + Mức độ hài lòng về việc đào tạo cán bộ, công chức;

+ Mức độ hài lòng về việc đánh giá, khen thưởng cán bộ, công chức; + Mức độ hài lòng về việc kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã hàng năm.

Năm là, mức độ hài lòng của người dân về đội ngũ cán bộ công chức

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. + Đạo đức, lối sống.

+ Về thái độ của CB, CC khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân.

+ Tinh thần trách nhiệm của CB, CC khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân. + Cách thức làm việc của CB, CC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 37)