Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, được xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu năm 2011 của HSBC. Hiện nay hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc có 24 NHTM. Trong đó 4 NHTM lớn nhất là: Kookmin Bank, Shinhan Bank, Hana Bank, và Korea Exchange Bank. Những năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung đầu tư và hỗ trợ tài chính đối với nhiều tập đoàn kinh tế lớn (chaebol) đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế chẳng hạn như các NHTM Hàn Quốc phải cho các chaebol vay với lãi suất thấp, Chính phủ sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho những khoản vay này trong những trường hợp doanh nghiệp phá sản hay thua lỗ. Vì thế, sự lớn mạnh của các chaebol lại phụ thuộc rất lớn vào Chính phủ. Tuy nhiên, sự sụp đổ của thị trường Thái Lan và Hồng Kông vào tháng 7 năm 1997 đã ảnh hưởng đến kinh tế Hàn Quốc dẫn đến cảnh thua lỗ và phá sản sản của nhiều Chaebol lớn và tiếp đó ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực ngân hàng nước này. Kết quả là, 7 trong số 30 chaebol đã ra đi và nền kinh tế Hàn Quốc phải đối mặt với khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng.

Có thể thấy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở Hàn Quốc những năm 1990 đó là: (i) các chaebol được nhận nhiều chính sách cũng như sự bảo trợ của chính phủ và sự hỗ trợ vốn từ hệ thống NHTM nên đã tạo sự ỷ lại rất lớn. Hơn nữa, hệ thống quản trị còn yếu và thiếu sự giám sát nhằm duy trì tính trách nhiệm và minh bạch đã làm cho các chaebol không thể đứng vững trước cuộc khủng hoảng kinh tế; (ii) Chính phủ can thiệp quá sâu vào quá trình kinh doanh từ đó làm giảm đi khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng như hạn chế khả năng tự xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. Rủi ro đến với hệ thống ngân hàng là điều không thể tránh khỏi; (iii) Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á được lan truyền nhanh chóng đã làm mất lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đột ngột rút khỏi Hàn Quốc trong khi dự trữ ngoại tệ của quốc gia đang bị thiếu hụt đã làm mất tính thanh khoản của hệ thống tài chính làm cho nền kinh tế càng khó hơn.

Cách xử lý nợ xấu của Chính phủ và ngân hàng ở Hàn Quốc:

việc tái cơ cấu các doanh nghiệp. Vào tháng 12/1997, Chính phủ Hàn Quốc quyết định chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi đồng thời tăng lãi suất ngắn hạn lên 30% để ổn định giá trị đồng Won và duy trì sự cân bằng trong dự trữ ngoại tệ.

- Vào đầu năm 1998, Chính phủ đã đình chỉ hoạt động của một số ngân hàng. Sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo 5 ngân hàng khác tiếp quản 5 ngân hàng nhỏ. Nếu có sự định giá quá cao của những tài sản có vấn đề, các ngân hàng thanh toán sẽ có 6 tháng để bán chúng cho Công ty xử lý tài sản KAMCO. Các ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động, lên kế hoạch cải tổ phục hồi và được tái cấp vốn. Chính phủ kích thích sáp nhập bằng cách hỗ trợ tài chính và lợi ích về thuế cho các ngân hàng. Chính phủ yêu cầu hai ngân hàng lớn gặp khó khăn đánh giá lại vốn được ủy quyền gần bằng 80% và quốc hữu hóa cả hai ngân hàng này. Bên cạnh đó, Chính phủ tham gia vào tái cơ cấu vốn ngân hàng bằng cách cung cấp những khoản vay lệ thuộc, mua cổ phiếu ưu đãi hoặc bán trái phiếu chính phủ. Vào cuối năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc đã nắm giữ 75% vốn trong khu vực ngân hàng.

- Nợ xấu đã trở thành vấn đề nghiêm trọng nhất trong suốt cuộc khủng hoảng 1997- 1998 ở Hàn Quốc. Cuối năm 1998, chúng được ước tính vào khoảng 27% GDP. Chính phủ đã thành lập công ty quản lý tài sản KAMCO để xử lý những khoản nợ này, và cả công ty quản lý nguồn vốn. Chính phủ cũng quyết định các ngân hàng nên làm sạch 85% tổng nợ xấu trong bản cân đối kế toán của họ ngay lập tức. Điều này đã được thực hiện bằng những cách sau: (i) Ngân hàng phải tống khứ 50% nợ xấu của họ bằng cả việc bán các tài sản thế chấp và cả việc đòi nợ; (ii) 50% còn lại phải được bán cho KAMCO. Theo đó, KAMCO mua các khoản nợ xấu từ những ngân hàng với giá thị trường (36% mệnh giá nợ xấu). KAMCO sẽ thanh toán bằng trái phiếu do công ty phát hành được đảm bảo bởi Chính phủ nhằm giảm thiểu việc chi bằng tiền mặt. Bằng cách này, các khoản nợ xấu của những ngân hàng được thay thế bằng tài sản an toàn, cụ thể là trái phiếu được đảm bảo bởi Chính phủ.

- Một số ngân hàng Hàn Quốc bán tài sản có vấn đề trực tiếp cho các nhà đầu tư quốc tế. Cuối năm 2002, tỷ lệ nợ xấu trên tổng số nợ ngân hàng đã giảm còn 2,3%. Tháng 11/2002, KAMCO đã xử lý 2/3 khoản nợ mà nó đã mua. Cuối năm 1998, các ngân hàng và các tổ chức tài chính và phi ngân hàng Hàn Quốc đã ký Hiệp định Tái cơ cấu để theo đuổi các tiêu chuẩn về thủ tục thu hồi nợ và để tạo sự bình đẳng thật sự cho tất cả chủ nợ trong quá trình tái cơ cấu.

- Các kết quả đạt được sau những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc: với những chính sách đúng đắn của Chính phủ Hàn Quốc, nợ xấu ở khu vực ngân hàng giảm xuống nhanh chóng, từ 8,3% từ cuối năm 1998 xuống còn 2,3% vào cuối năm 2002 và đến năm 2005 chỉ còn 1%. Hai mươi ngân hàng vượt qua được cơn khủng hoảng đã có lợi nhuận, cung cấp dịch vụ ngân hàng tốt hơn (kinh doanh chứng khoán và bảo hiểm…), mở rộng quy mô thông qua việc mua bán và sáp nhập.Việc tái cơ cấu ngành ngân hàng và tư nhân hóa các ngân

hàng thuộc sở hữu Chính phủ làm cho vai trò của Chính phủ trong ngành Ngân hàng giảm dần. Giới hạn sở hữu vốn của người nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước đã được dỡ bỏ giúp cho các ngân hàng có nguồn vốn dồi dào và tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Dựa theo cách xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu trong khu vực NHTM:

- Xác định được hướng đi đúng trong việc xử lý nợ xấu: phải kết hợp tái cấu trúc khu vực ngân hàng và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp. Một khi khu vực ngân hàng khỏe mạnh sẽ giúp cho khu vực doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn. Việc xử lý nợ xấu cần có lộ trình rõ ràng, xuyên suốt.

- Chính phủ cần đề nghị các ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính mua lại các ngân hàng yếu kém, mạnh tay giải thể hoặc quốc hữu hóa các ngân hàng sắp phá sản.

- Hạn chế tăng cung tiền ra nền kinh tế để tránh lạm phát bằng cách sử dụng trái phiếu, ghi nợ…Chính phủ cũng cần hỗ trợ cho các công ty quản lý tài sản AMC để mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thành các tài sản an toàn (trái phiếu được đảm bảo bởi Chính phủ).

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w