Quan điểm về học tập đến kết quả trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế và phát triển, trường đại học kinh tế đại học huế (Trang 50 - 64)

Bảng 2 : Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài

Bảng 2.2 0 Quan điểm về học tập đến kết quả trung bình

SL (SV) CC (%) SL (SV) CC (%) SL (SV) CC (%) SL (SV) CC (%) SL (SV) CC (%) Điểm số là quan trọng nhất 0 0 5 38,5 7 53,8 1 7,7 13 100 Kiến thức là quan trọng nhất 1 3,1 12 37,5 18 56,2 1 3,1 32 100

Kinh nghiệm là quan trọng nhất 0 0 10 66,7 5 33,3 0 0 15 100

Thái độ học tập là quan trọng nhất 0 0 2 40,0 2 40,0 1 20 5 100

Không quan trọng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 100

Khác 0 0 1 16,7 4 66,7 1 16,7 6 100

Kết hợp nhiều yếu tố 0 0 11 42,3 15 57,7 0 0 26 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

QuaBảng 2.20ta thấy, khi nhóm chúng tôi đặt câu hỏi quan điểm về kết quả học tập được 97 bạn trả lời và có 3 bạn không trả lời cho câu hỏi này trong 100 phiếu điểu tra.

Nhìn vào Bảng 2.20trên thấy được số lượng sinh viên cho rằng Kiến thức là quan trọng nhất chiếm tỷ lệ cao nhất 33% tổng mẫu điều tra, trong 32 sinh viên cho rằng kiến thức là quan trọng nhất có 56,2% sinh viên có điểm trung bình nằm trong khoảng 7.0-8.49 và 37,5% sinh viên có điểm trung bình nằm trong khoảng 5.0-6.99, điểm trung bình <5 và >8.5 chiếm tỷ lệ như nhau 3,1% điều này thể hiện rằng đại đa số sinh viên vẫn có ý thức học rất cao, mong muốn trong những năm học ở trường có thể tích luỹ kiến thức để áp dụng vào thực tiễn sau khi ra trường. Còn đối với hai quan điểmKinh nghiệm là quan trọng nhấtĐiểm số là quan trọng nhất có sự chênh lệch khá ít lần lượt 15,5% và 13,4% . Đối với 13 sinh viên cho rằngĐiểm số là quan trọng nhấtthì không có bạn nào có điểm trung bình <5.0, 7.0-8.49 chiếm 53,8%, >8.5 chiếm 7,7%, 15 sinh viên cho rằngKinh nghiệm là quan trọng nhấtđiểm trung bình tập trung chủ yếu vào hai khoảng 5.0-6.99, 7.0-8.49. Rất đáng ngạc nhiên khi không có bạn sinh viên nào trả lời là Không quan trọng (kết quả thế nào cũng được) trong câu hỏi này. Những con số trên cho ta thấy phần đông sinh viên rất quan tâm và luôn định hướng cho việc học tập của mình, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng về vấn đề học tập của sinh viên Khoa Kinh tế và phát triển.

* Chúng tôi nghi ngờ có hay không mối liên hệ quan điểm về học tập và kết quả học tập của sinh viên nên muốn kiểm định rằng liệu quan điểm về học tập của sinh viên có ảnh hưởng gì tới kết quả học tập không.

H0: Quan điểm về học tập không ảnh hưởng đến KQHT của SV. H1: Quan điểm về học tập có ảnh hưởng đến KQHT của SV.

Nhìn vào Bảng phụ lục 2.12, chúng ta có thể thấy rằng giá trị Sig=0,313 > mức

ý nghĩa α = 0,05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau, xem tiếp kết quả ở bảng ANOVA.

Ta thấy ởBảng phụ lục 2.13,giá trị sig=0,238 > mức ý nghĩa α = 0,05.Từ kết quả trên, chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Nên có thể khẳng định quan điểm về học tập không ảnh hưởng đến KQHT của SV.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong tổng mẫu điều tra,số lượng sinh viên nữ trả lời phiếu điều tra gấp hơn bốn lần sinh viên nam và số lượng sinh viên nữ có tham gia CLB, đội nhóm nhiều hơn sinh viên nam. Việc quyết định tham gia CLB, đội nhóm đại đa số là do sinh viên tự đăng ý tham gia với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để phát triển kỹ năng. Nhìn chung các sinh viên chỉ tham gia CLB, đội nhóm chủ yếu là < 1h hoặc 1h-2h trong một ngày, tuy nhiên việc tham gia CLB, đội nhóm có hay không tốn thời gian thì chúng tôi nhận được câu trả lời giữa có và không là chênh lệch rất ít, có lẽ mỗi người có một quan niệm về thời gian là khác nhau. Đặc biệt, qua điều tra đại đa số sinh viên không nghỉ học để tham gia các hoạt động mà CLB, đội nhóm tổ chức. Từ đây chúng ta có thể thấy sinh viên vẫn đặt việc học lên hàng đầu, vẫn coi việc học là quan trọng nhất. Đây là một biểu hiện đáng mừng của sinh viên Khoa Kinh tế và Phát triển Trường ĐHKT-ĐHH.

Qua điều tra đánh giá của sinh viên về các CLB, đội nhóm nhìn chung những hoạt động mà CLB, đội nhóm tổ chức là đa dạng và có chất lượng tốt. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng hầu như các CLB, đội nhóm đều tạo ra môi trường hoạt động rất phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu lợi ích thiết thực của SV để SV có thể rèn luyện, trưởng thành, hoàn thiện bản thân về mọi mặt. Không những vậy chính nhờ sự đa dạng này đã góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động CLB, đội nhóm phù hợp với mô hình đào tạo theo tín chỉ.

Qua phân tích ảnh hưởng của việc tham gia CLB, đội nhóm đến KQHT của SV được điều tra trong Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường ĐHKT-ĐHH. Kết quả phân tích cho thấy việc tham gia, mức độ tham gia, thời điểm tham gia, chức vụ trong CLB, đội nhóm và quan điểm về học tập mặc dù không có sự khác biệt nhưng ít nhiều có ảnh hưởng đến KQHT của SV.

Mặc dù đề tài này đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra những vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như sau: những SV trả lời Phiếu điều tra không hoàn thành toàn bộ các câu hỏi được đặt ra nên dẫn đến tình trạng khi xử lý số liệu khó khăn và gặp nhiều vấn đề. Và đây là lần đầu tiên chúng tôi tiến hành làm Đề tài Nghiên cứu Khoa học nên câu từ, lời lẽ còn vụng về, chưa hoàn hoàn đảm bảo tính khoa học.

2. Kiến nghị

Từ một vài ý kiến của các bạn sinh viên được khảo sát, chúng tối xin đưa ra một vài kiến nghị để Đoàn trường, những CLB, đội nhóm cũng như các bạn sinh viên có thể tham khảo như sau:

2.1. Đối với nhà trường

- Qua điều tra về việc chuyên cần của SV mặc dù đại đa số SV không nghỉ học để tham gia CLB, đội nhóm nhưng bên cạnh đó còn một số bạn vẫn nghỉ học để tham

gia CLB, đội nhóm. Vì vậy chúng tôi kiến nghị, cần quản lý chặt chẽ vấn đề chuyên cần của SV, không nên để SV phải nghỉ học để tham gia các hoạt động mà CLB, đôi nhóm tổ chức.

- Nhà trường cũng nên tổ chức thi đua giữa các CLB, đội nhóm với nhau không chỉ về tình hình tổ chức, chất lượng của các hoạt động mà mỗi CLB đội nhóm tổ chức mà còn về thành tích học tập các thành viên trong mỗi CLB đội nhóm, tỷ lệ mà mỗi CLB đội nhóm đạt được thành tích học tập cao và sau đó khen thưởng trong các buổi lễ tổng kết. Điều này sẽ kích thích mỗi một thành viên trong CLB đội nhóm cố gắng rất nhiều trong học tập vì không chỉ là danh dự của bản thân mà còn là của toàn thể CLB, đội nhóm.

- Phát động rộng rãi cuộc vận động sinh viên 5 tốt cho toàn thể sinh viên, có sự liên hệ chặt với ban giám hiệu, phòng đào tạo trong việc đánh giá toàn diện sinh viên. Làm cho sinh viên và toàn xã hội thấy được niềm vinh dự khi đạt được danh hiệu “sinh viên 5 tốt”. Cùng với nhà trường các CLB đội nhóm sẽ tổ chức các hoạt động kết hợp với kết quả học tập của mỗi thành viên trong CLB sau đó căn cứ vào kết quả phấn đấu của các bạn sinh viên trong các hoạt động, kết quả học tập để bình xét theo 5 tiêu chí của sinh viên 5 tốt ( Đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt). Như vậy, sinh viên không chỉ tích cực tham gia các hoạt động của CLB đội nhóm để có những kỹ năng tốt mà còn phấn đấu trong học tập để đạt được danh hiệu này.

2.2. Đối với CLB, đội nhóm

- Các CLB đội nhóm cũng cần có sự sắp xếp thời gian hợp lý để các thành viên không bị ảnh hưởng khi tham gia các hoạt động mà CLB tổ chức như trong quá trình chọn thời gian tổ chức các chương trình BCN CLB nên sắp xếp thời gian sao cho 100% tất cả các thành viên đều được tham gia mà không làm hưởng tới việc học chứ không phải là để các thành viên trong CLB của mình phải nghỉ học để tham gia hoặc là xin phép thầy cô về sớm trong lúc đang học để được tham gia.

- Mặc dù qua điều tra đa số vẫn sinh viên cho rằng các hoạt động mà CLB, đội nhóm tổ chức là đa dạng và có chất lượng tốt. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số cho rằng tình hình tổ chức của các CLB, đội nhóm là không đa dạng hay bình thường và chất lượng vẫn còn người cho rằng là rất không tốt hay không tốt hoặc bình thường. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị các CLB, đội nhóm nên tổ chức các phong trào, hoạt động phong phú, đa dạng hơn và đặc biệt là thiết thực hơn trong vấn đề học tập của sinh viên.

- Ngoài việc thường xuyên tổ chức các chương trình vui chơi, giải trí cho sinh viên BCN CLB đội nhóm nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cuối kì để khuyến khích những bạn sinh viên vừa tham gia CLB đội nhóm tích cực nhưng vẫn đạt được kết quả cao trong học tập cụ thể khi kết thúc buổi sinh hoạt đó CLB đội nhóm có thể gửi tặng những món quà nhỏ để biểu dương những bạn có kết quả tốt trong học tập và tuyên dương trước toàn thể mọi người trong CLB đội nhóm để tạo sự thi đua giữa các thành viên với nhau. Như vậy CLB sẽ trở nên thú vị và thu hút được nhiều thành viên tham gia.

2.3. Đối với sinh viên

Sinh viên tham gia các CLB, đội nhóm để nâng cao kỹ năng giao tiếp, tăng cơ hội học hỏi vì CLB, đội nhóm là nơi trao chúng ta có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng của bản thân. Nhưng cá nhân sinh viên chúng ta cần phân bổ hợp lý giữa việc học ở trường và tham gia CLB, đội nhóm. Nếu có thời gian rãnh rỗi không nên chỉ tham gia CLB, đội nhóm mà nên tranh thủ học tập ôn bài trước rồi sau đó hãy tham gia như vậy sẽ cân bằng được thời gian biểu của mình, cân bằng được cuộc sống vừa mang lại KQHT cao vừa hoàn thiện tốt bản thân để có những cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực.

Cách đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi bản thân sinh viên tự học và tìm tài liệu phục vụ cho môn học là chính còn giảng viên chỉ định hướng cách học, cung cấp một số tài liệu mà các thầy cô có cho sinh viên. Làm việc theo nhóm là một phần bổ sung quan trọng cho các bài giảng . Các môn học bây giờ ngày càng có xu hướng tham gia thảo luận nhóm nhiều hơn. Càng là sinh viên khối ngành kinh tế thì tham gia học nhóm là một hoạt động cần thiết và sẽ đem lại nhiều bổ ích cho việc học tập.

Hơn nữa, SV nên tham gia các CLB, đội nhóm vào năm nhất và năm hai, gắn gó và cống hiến cho CLB, đội nhóm. Đến tận năm học thứ tưthì nên hạn chế tham gia, dành nhiều thời gian cho học tập, làm khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp để hoàn thành chương trình học với kết quả cao nhất có thể.

Tóm lại mỗi người sẽ tự chọn cho mình một cách sống và làm việc riêng, không có một công thức nào là vừa vặn cho tất cả mội người cả. Nhưng điều quan trọng nhất là: cũng như khi uống rượu bạn cần biết tửu lượng của mình để biết điểm dừng, thì trong việc tham gia các hoạt động mà CLB đội nhóm tổ chức và học tập bạn cần biết những giới hạn riêng để học tập và vui chơi một cách hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo GD &TĐ (2014),“ Đánh giá kết quả học tập của học sinh - cách hiểu và phân loạibaomoi truy cập lần cuối ngày 8 tháng 12 năm 2017 từ

https://baomoi.com/danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hoc-sinh-cach-hieu-va-phan- loai/c/13508897.epi

2.Báo GD &TĐ (2016),“ Trường Đại học Kinh tế - ĐH Huế: Sự lựa chọn phù hợp của thí sinh khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong mừa tuyển sinh 2016” baomoi

truy cập lần cuối vào ngày 8 tháng 12 năm 2017 từ https://baomoi.com/truong-dai-hoc- kinh-te-dh-hue-su-lua-chon-phu-hop-cua-thi-sinh-khu-vuc-mien-trung-tay-nguyen- trong-mua-tuyen-sinh-2016/c/19859076.epi

3. Bộ GD & ĐT (2007) ,Quyết định về việc “ Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chinhs quy theo hệ thống tín chỉ”,ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2007 http://quanly.pdu.edu.vn/QuyChe43.aspx

4. “Câu lạc bội đội nhóm”, phòng công tác sinh viên Trường ĐHKT-ĐHH http://ctsv.hce.edu.vn/?cat_id=10

5. Các quy chế đào tạo, quản lý sinh viên và các văn bản về chế độ chính sách của sinh viên (2014), Huế

6. Đỗ Huấn (2016), “Mô hình câu lạc bộ-đội-nhóm của thiếu nhihoianrttruy cập lần cuối ngày 8 tháng 12 năm 2017 từ http://www.hoianrt.vn/tin-tuc/xa-hoi/mo- hinh-cau-lac-bo-doi--nhom-cua-thieu-nhi.html

7. Huỳnh Toàn ,“ Lý luận CLB đội

nhóm”http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:h2FvCVD0FDsJ:saobac dau.com.vn/tai_lieu/Kinh%2520nghiem%2520CLB%2520Doi%2520Nhom/Ly%2520l uan%2520CLB%2520Doi%2520nhom.doc+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

8. Hoàng Trung Kiên (2017), “Sinh viên với CLB - Những điều có thể bạn chưa biết” http://forum.tnut.edu.vn/threads/sinh-vien-voi-cau-lac-bo-nhung-dieu-co-the-ban- chua-biet.517/

9. Khoa Kinh tế và Phát triển Trường ĐHKT-ĐHH http://feds.hce.edu.vn/?cat_id=601&id=575

10. Lan vũ (2016), “Là sinh viên hãy nên tham gia ít nhất một câu lạc bộkênh14

truy cập lần cuối ngày 8 tháng 12 năm 2017 từ http://kenh14.vn/la-sinh-vien-hay-nen- tham-gia-it-nhat-mot-cau-lac-bo-o-truong-2016060100354668.chn

11. Tống Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Mai Như, Phạm Thị Hồng Huyên, Hoàng Mai Anh & Nguyễn Thị Thi Nguyệt, “Tác động của việc tham gia phong trào Hội, câu lạc bộ, các cuộc thi trong Trường Đại học đến việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên” môn Lý thuyết thống kê Trường Đại học Quốc gia TP.HCM Khoa Kinh tế http://luanvan.net.vn/luan-van/tac-dong-cua-viec-tham-gia-phong-trao-doan-hoi-cac- cau-lac-bo-cac-cuoc-thi-trong-truong-dai-hoc-den-viec-hoc-tap-va-hinh-6201/

12. VinRoSe1210 (2012),“Mặt trái và phải của công tác Đoàn, Đội” kênh 14

truy cập lần cuối ngày 28 tháng 12 năm 2017 từ http://kenh14.vn/hoc-duong/mat-trai- va-phai-cua-cong-tac-doan-doi-201207101031175.chn

PHỤ LỤC

BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 :Kiểm định sự khác biệt về thời gian học tập ở trường/ngày của SV có tham gia và không tham gia CLB, đội nhóm

Independent Samples Test

Levene’s Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig.(2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Thời gian học tập ở trường/ngày Equal variances assumed 2.179 .143 1.538 95 .127 .23718 .15424 -.06902 .54338 Equal variances not assumed 1.535 92.218 .128 .23718 .15455 -.06907 .54412

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Bảng 2.2: Kiểm định sự khác biệt về thời gian học tập ở trường/ngày của SV có tham gia và không tham gia CLB, đội nhóm

Independent Samples Test

Levene’s Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Thời gian tự học/ngày Equal variances assumed .659 .419 .738 96 .462 .12914 .17505 -.21834 .47662 Equal variances not assumed .746 95.872 .458 .12914 .17322 -.21470 .47298

Bảng 2.3 : Kiểm định sự khác biệt về phương pháp học của SV có tham gia và không tham gia CLB, đội nhóm

Independent Samples Test

Levene’s Test for Equality

of Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế và phát triển, trường đại học kinh tế đại học huế (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)