Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính tại uỷ ban nhân dân huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 68 - 71)

Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa của các tham số hồi quy chính được trình bày ở Bảng 4.8. Kết quả cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê ( p < 1%, 5%), các giả thuyết về mối quan hệ của các khái niệm kì vọng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đều được chấp nhận. Mức độ giải thích của 5 thành phần chất lượng dịch vụ hành chính công lên độ biến thiên của sự hài lòng là 67,4%.

Cụ thể, giả thuyết H1, độ tin cậy ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân tại UBND huyện Xuyên Mộc. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β = 0,277; p = 0,000 < 0.01). Kết quả của nghiên cứu này giống với nghiên cứu Lê Thị Huyền Trang (2018). Nghiên cứu này cho thấy sự tin cậy ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giống với nghiên cứu của Phan Thanh Hiền (2018), nghiên cứu này cho rằng sự tin cậy ảnh hưởng cùng chiều sự hài lòng của người dân với chất lượng dịch vụ hành chính công tại huyện Bố Trạch,

tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu khác như của Nguyễn Ngọc Huấn (2018) cho thấy sự tin cậy ảnh hưởng tích cực của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Giả thuyết H2: Sự cảm thông ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân tại UBND huyện Xuyên Mộc. Kết quả ước lượng cho thấy các giả thuyết này cũng được chấp nhận (H2: β = 0,277; p = 0,000 < 0.01). Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trước. Ví dụ, kết quả nghiên cứu của Lê Thị Huyền Trang (2018) cho thấy sự đồng cảm ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu của Phan Thanh Hiền (2018) cũng cho rằng ảnh hưởng cùng chiều sự hài lòng của người dân với chất lượng dịch vụ hành chính công tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Giả thuyết H3: Cơ sở vật chất ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân tại UBND huyện Xuyên Mộc. Dựa vào kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H3 được chấp nhận (β = 0,172; p = 0,018 < 0.05). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trước. Kết quả của nghiên cứu này giống với nghiên cứu Lê Thị Huyền Trang (2018). Nghiên cứu này cho thấy cơ sở vật chất ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu còn giống với nghiên cứu của Phan Thanh Hiền (2018), nghiên cứu này cho rằng cơ sở vật chất ảnh hưởng cùng chiều sự hài lòng của người dân với chất lượng dịch vụ hành chính công tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu khác như của Nguyễn Ngọc Huấn (2018) cho thấy cơ sở vật chất ảnh hưởng tích cực của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Giả thuyết H4: Quy trình thủ tục ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân tại UBND huyện Xuyên Mộc. Dựa vào kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H4 được chấp nhận (β = 0,251; p = 0,000 < 0.01). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trước. Kết quả của nghiên cứu này giống với nghiên cứu Lê Thị Huyền Trang (2018). Nghiên cứu này cho thấy quy trình thủ tục ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu còn giống với nghiên cứu của Phan Thanh Hiền (2018), nghiên cứu này cho rằng quy trình thủ tục ảnh hưởng cùng chiều sự hài lòng của người dân với chất lượng dịch vụ hành chính công tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hoặc nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huấn (2018) cho thấy quy trình thủ tục ảnh hưởng tích cực của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Giả thuyết H5: Khả năng phục vụ ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân tại UBND huyện Xuyên Mộc. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trước. Kết quả của nghiên cứu này giống với nghiên cứu Lê Thị Huyền Trang (2018). Nghiên cứu này cho thấy khả năng phục vụ ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giống với nghiên cứu của Phan Thanh Hiền (2018), khả năng phục vụ ảnh hưởng cùng chiều sự hài lòng của người dân với chất lượng dịch vụ hành chính công tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hoặc nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huấn (2018) cho thấy khả năng phục vụ ảnh hưởng tích cực của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính tại uỷ ban nhân dân huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)