Quy trình nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính tại uỷ ban nhân dân huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 41)

Mô hình lý thuyết và thang đo nháp 1 chủ yếu được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết. Chúng được xây dựng trên thị trường quốc tế và có sự khác biệt về văn hóa, mức độ phát triển kinh tế cũng như chưa phù hợp với thị

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Thang đo nháp 2 Nghiên cứu định tính Định lượng sơ bộ (n =50)

Cronbach alpha: (1) Đánh giá hệ số tương quan biến - tổng, (2) Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha

EFA: (1) Kiểm tra hệ số tải, (2) yếu tố, (3) phần trăm phương sai trích Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n = 160) Xác định vấn đề nghiên cứu

CFA: (1) Kiểm tra độ tin cậy tổng hợp, (2) Giá trị hội tụ, (3) giá trị riêng biệt

SEM: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

trường Việt Nam (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Khi nghiên cứu trong một bối cảnh khác với bối cảnh đã được nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải đánh giá lại mô hình lý thuyết và thang đo có phù hợp bối cảnh nghiên cứu hay không (Nguyễn Văn Thắng, 2017). Vì vậy, để khám phá, đánh giá chuẩn hóa mô hình lý thuyết và thang đo của các khái niệm nghiên cứu, luận văn tiến hành nghiên cứu nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thảo luận nhóm.

Quy trình nghiên cứu định tính (phương pháp thảo luận nhóm)

Hình 3. 2. Quy trình nghiên cứu định tính

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Quy trình nghiên cứu định tính:

Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính

Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính:

- Cơ sở lý thuyết (khái niệm nghiên cứu và đo lường thang đo)

- Xây dựng dàn bài phỏng vấn

Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính:

- Đối tượng tham gia phỏng vấn

- Xác định số lượng mẫu tham gia định tính - Thực hiện phỏng vấn

Bước 3: Phân tích dữ liệu và tổng hợp kết quả

- Quyết định giữ hay loại biến

Từ cơ sở lý thuyết đã tổng hợp ở chương 2, mô hình lý thuyết và thang đo nháp 1 được hình thành.

b) Xây dựng dàn bài phỏng vấn

Dàn bài phỏng vấn được xây dựng để chuẩn hóa mô hình nghiên cứu và thang đo cho nghiên cứu định lượng. Cấu trúc của dàn bài phỏng vấn gồm có 03 phần:

Phần 1: Giới thiệu

Người thực hiện phỏng vấn sẽ giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu và nội dung phỏng vấn. Phần giới thiệu nhằm giúp cho không khí buổi phỏng vấn được thoải mái.

Phần 2: Nội dung thảo luận

Dàn bài phỏng vấn được thiết kế với câu hỏi bán cấu trúc (semi- structural questionnaire) với 4 nội dung chính: (1) đánh giá mô hình lý thuyết, (2) khám phá ra yếu tố mới, (3) điều chỉnh/bổ sung biến quan sát mới, và (4) lựa chọn biến quan sát thể hiện giá trị nội dung của thang đo.

Phần 3: Kết thúc

Người thực hiện phỏng vấn cảm ơn đã dành thời quý báu để chia sẽ quan điểm, cung cấp thông tin hữu ích cho đề tài nghiên cứu.

Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính

Đối tượng tham gia phỏng vấn: là người dân đang sinh sống và làm việc tại địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Họ là người sử dụng dịch hành chính công tại UBND huyện Xuyên Mộc.

Số lượng người tham gia phỏng vấn: Số lượng người tham gia được xác định là người thứ n khi thông tin mới không còn được phát hiện nữa (điểm bão hòa/điểm tới hạn) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Công thức lấy mẫu:

N = n + 1

Trong đó, N là số lượng người tham gia, n là chuyên gia thứ n đạt điểm tới hạn.

Theo Nguyễn Văn Thắng (2017), một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 đến 12 người. Tuy nhiên, để chủ động trong công tác chuẩn bị, người thực hiện phỏng vấn sẽ lập danh sách dự kiến là 07 người, thông tin của các chuyên gia được bảo mật và được mã hóa (CG01, CG02, …, CG07).

Cách thức thực hiện phỏng vấn:

Thứ nhất, người thực hiện phỏng vấn sẽ bắt đầu từ những câu hỏi dễ trả lời, thể hiện sự quan tâm để tạo sự thoải mái trong suy nghĩ, trình bày quan điểm và thông tin của chuyên gia.

Thứ hai, trong quá trình phỏng vấn, người thực hiện phỏng vấn sẽ liên kết vấn đề cần khám phá với những ý kiến vừa trao đổi để giúp cuộc phỏng vấn không bị lệch hướng.

Thứ ba, trong trường hợp người phỏng vấn trả lời ngắn gọn (kiệm lời), người thực hiện phỏng vấn sẽ dùng câu hỏi gợi mở để khai thác ý tưởng cũng như thông tin của họ: “anh/chị có thể giải thích thêm”, “anh/chị có thể kể một vài ví dụ”, v.v.

Cuối cùng, người thực hiện phỏng vấn không áp đặt đúng sai, áp đặt ý kiến, hoặc định hướng trả lời của đối tượng phỏng vấn để kích thích đối tượng phỏng vấn trả lời, trình bày quan điểm của mình.

Cách thức ghi chép dữ liệu:

Các ý kiến chia sẻ và thảo luận được ghi chép đầy đủ, toàn bộ câu nói, từ ngữ và thái độ phản ứng của chuyên gia đối với mỗi chủ đề thảo luận.

Xử lý dữ liệu:

Bước 1: Tổng hợp dữ liệu vào file word:

Các dữ liệu định tính được chuyển toàn bộ vào máy tính để giúp cho quá trình phân tích ở các bước sau.

Bước 2: Xác định từ khóa chính được nói tới trong dữ liệu

Người thực hiện phỏng vấn sẽ đọc toàn bộ file dữ liệu và gán cho từng đoạn dữ liệu đó một từ khóa. Từ khóa này mô tả sát nhất nội dung của đoạn phỏng vấn. Khi tổng hợp dữ liệu định tính nếu có xuất hiện yếu tố mới, mà cơ sở lý thuyết chưa đề cập, tác giả sẽ đi tìm cơ sở lý thuyết để giải thích sự tồn tại cho yếu tố này.

Quyết định giữ hay loại biến quan sát:

Nếu đạt tỷ lệ đồng thuận trên 75% tổng số các chuyên gia thì biến quan sát được giữ lại để đo lường khái niệm nghiên cứu (Hardesty & Bearden, 2004). Do đó, luận văn sẽ áp dụng tỷ lệ đồng thuận từ 75% trở lên, đạt tỉ lệ này biến quan sát sẽ được giữ lại.

Thiết kế và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát:

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, thang đo của các khái niệm nghiên cứu trở thành thang đo nháp 2, và được đánh giá thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ. Những biến quan sát còn lại sẽ được đưa vào bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng chính thức. Nhìn chung, kết cấu của bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức gồm có 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu: Phần này giúp giới thiệu và mục đích của nghiên cứu.

Phần 2: Nội dung khảo sát: bao gồm các câu hỏi đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Phần 3: Thông tin người khảo sát: nội dung phần này cung cấp thông tin của người khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính tại uỷ ban nhân dân huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)