chuyên gia về dinh dưỡng vẫn khuyên dùng thêm vitamin, đặc biệt là acid folic.
Ngoài ra còn nhiều vitamin khác cũng rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai.
Vitamin B9 (acid folic): đôi khi còn gọi là folate, có nhiều tác dụng quý giá. Cần cho sự phát triển của bào thai.
Bổ sung từ tháng thứ 6 thì cân nặng thai nhi lúc sinh sẽ tăng lên đáng kể. Acid folic và vitamin B12 cần cho sự trưởng thành của hồng cầu nên thiếu các yếu tố này sẽ bị thiếu máu.
Một trong những điều quan trọng nhất mà người phụ nữ có thể làm được để tránh cho thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng là sử dụng acid folic hằng ngày - đặc biệt là trước khi thụ thai và trong giai đoạn đầu của thai nghén.
Acid folic có chủ yếu trong rau xanh, nhất là rau lá màu xanh lục đậm, trong cà chua, cà rốt, men bia, gan, trứng, quả bơ, vừng (còn vỏ lụa)... Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng 400 microgam mỗi ngày trước khi thụ thai và trong giai đoạn sớm của thai nghén giảm được đến 70% nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng của thai nhi.
Một cuộc khảo sát cho thấy, chỉ có 7% phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Mỹ biết rằng acid folic cần uống trước khi có thai để phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh.
Khuyết tật thường gặp nhất là hở ống tủy sống, tiếp theo là vô sọ và cuối cùng là não lòi ra ngoài hộp sọ. Tất cả những khuyết tật này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai nghén, thường là trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Chỉ có khoảng 50% các trường hợp thai nghén có thể lập kế hoạch trước nên tất cả phụ nữ có thể có thai đều cần được cung cấp đủ acid folic.
Vitamin C (acid ascorbic): thuộc nhóm vitamin tan trong nước, rất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Là một trong nhiều chất chống ôxy hóa siêu mạnh (như vitamin E và beta- caroten).
Sự tăng trưởng và sửa chữa các mô cũng cần có vai trò của vitamin C để giúp xây dựng chất tạo keo (collagen), một loại protein quan trọng để tạo nên da, gân, dây chằng, các mạch máu, sụn, xương, răng, tham gia vào tiến trình lành sẹo và giúp hấp thụ chất sắt.
Nếu không có đủ vitamin C sẽ gây ra bệnh scorbut, da tóc khô, tóc chẻ làm đôi, viêm lợi, lợi chảy máu... Cơ thể không tạo ra được vitamin C, cũng không dự trữ, do đó hằng ngày cần đưa vào cơ thể những thức ăn giàu vitamin C. Mọi loại rau quả đều có vitamin C. Những nguồn có nhiều vitamin C là chanh, cà chua, xoài, dâu, dứa, ớt bột, ớt đỏ, khoai lang, khoai tây, củ cải xanh... Cần nhớ là nhiệt độ phá hủy vitamin C do đó trong thức ăn đã nấu chín không có vitamin C. Người hút thuốc lá làm mất vitamin C cho nên cần bổ sung hằng ngày.
Dùng quá nhiều vitamin C lại có hại: Trong một số trường hợp bệnh lý, theo chỉ định của thầy thuốc có thể dùng vitamin C liều cao (1.000mg mỗi ngày) nhưng cũng chỉ nên dùng từ 5-10 ngày. Dùng vitamin C liều cao trong thời gian dài có nguy cơ gây sỏi thận hoặc bệnh sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Dùng vitamin C theo đường tiêm có thể gây ra “sốc” rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Vitamin E (alpha-tocopherol): là một loại chống ôxy hóa và có thể tan trong mỡ. Những loại vitamin tan trong mỡ được tích trữ trong gan và mô mỡ, cơ bắp chứ không bị đào thải ra ngoài như những vitamin tan trong nước (vitamin C, B6...). Những vitamin tan trong mỡ cũng dễ được hấp thụ vào cơ thể hơn khi trong khẩu phần ăn có mỡ.
Vì vitamin E hấp thụ từ chế độ ăn có thể khó khăn đối với một số người hoặc cần phải có khẩu phần ăn nhiều calo và mỡ cho nên dễ dàng hơn cả là bổ sung vitamin E. Khoảng 20% người Mỹ dùng đều đặn vitamin E bổ sung hoặc dưới dạng polyvitamin hoặc đơn thuần.
Vitamin D (ergocalciferol D2, cholecalciferol D3): điều hòa sự chuyển hóa canxi tới 50 - 80 % nhu cầu cần thiết cho quá trình cốt hóa. Nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn tới còi xương.
Vitamin D tích lũy trong cơ thể, sau khi được chiếu nắng thì D2 ở da sẽ chuyển thành D3. Nhưng hoạt động này dao động tùy theo mùa trong năm và giờ trong ngày. Một lượng thừa vitamin D tích lũy trước hết ở gan và được phân giải qua thời gian dài, vì vậy để phòng và điều trị còi xương, có thể cho liều cao vitamin D. Khi dùng với liều cao D2, D3 gấp hàng nghìn lần liều phòng bệnh có thể gây ngộ độc. Do có tác dụng cố định canxi trong xương nên nếu phụ nữ có thai dùng nhiều vitamin D có thể sinh ra những đứa con có khuyết tật về xương.
Lượng vitamin D trong một số thực phẩm: sữa mẹ 2-4 đơn vị/100g (mùa hè), 0,3-2 đơn vị/100g (mùa đông). Sữa bò, lòng đỏ trứng, gan bò, gan lợn, gan cá thu là những thực phẩm chứa nhiều vitamin D.
Vitamin B6 (pyridoxin): Pyridoxin tan trong nước, tồn tại dưới 3 dạng hóa học chính là pyridoxin, pyridoxal và pyridoxamin. Vitamin B6 thực hiện một loạt chức năng trong cơ thể và là một trong những vitamin chủ yếu để duy trì sức khỏe, ví dụ nó cần thiết cho hơn 100 enzym tham gia vào chuyển hóa chất đạm. Vitamin B6 cũng rất cần thiết cho sự chuyển hóa của hồng cầu và cấu tạo huyết sắc tố.
Cũng không có căn cứ khoa học là dùng vitamin B6 có thể có hiệu quả trong điều trị nôn vào buổi sáng khi có thai.
Vitamin B2 (riboflavin) cần thiết cho thai nghén; nhu cầu cho phụ nữ có thai là 1,8mg mỗi ngày. Tác động sinh hóa của vitamin B2 trước hết đến cấp tế bào, giúp cho sự chuyển hóa acid béo và nhiều acid amin chủ yếu khác.
Khi thiếu vitamin B2 thì có tổn thương ở da và niêm mạc miệng, mũi, hậu môn hay lưỡi, chảy nước mắt, chuột rút, chậm lớn, dễ sảy thai, có thể gây dị dạng ở trẻ sơ sinh. Nếu cơ thể thừa vitamin B2 sẽ loại trừ ra ngoài theo nước tiểu nên không có dấu hiệu thừa vitamin B2.
Vitamin B3 (tức niacine hay vitamin PP có nghĩa là chống lại bệnh Pellagra), cần thiết để đồng hóa tốt đường, đạm và mỡ; tham gia vào nhiều hệ thống enzym, chủ yếu để chuyển hóa tế bào.
Nhu cầu về vitamin B3 cho phụ nữ có thai là 20mg mỗi ngày. Nếu thiếu vitamin B3 thì phát sinh bệnh Pellagra có đặc trưng là tổn thương ở da và niêm mạc...
17./ Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu