14./ Ăn cả cho con 15./ Dùng thuốc khi mang thai

Một phần của tài liệu Phụ nữ mang thai nên đọc (Trang 27 - 29)

luôn tâm niệm rằng mình ăn không chỉ cho bản thân mà cho cả đứa con trong bụng.

Mọi thành viên trong gia đình cũng cần quan tâm và ưu tiên nhiều hơn cho mẹ và em bé sắp chào đời. Nếu được quan tâm và ăn uống tốt, đủ các chất dinh dưỡng người mẹ sẽ khỏe và lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tăng từ 10-12kg (trong đó 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg). Những bà mẹ tăng cân tốt trong thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ tích lũy mỡ - đây chính là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Các bà mẹ trong các gia đình nghèo, không có điều kiện ăn uống đầy đủ, hoặc vì lý do nào đó do bệnh tật, sợ béo... mà kiêng khem không hợp lý sẽ làm cho em bé bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn là bào thai, lúc sinh ra thường có cân nặng thấp (dưới 2.500g).

Vậy người mẹ ăn bao nhiêu là đủ?

Về năng lượng, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng cuối là 2.550 Kcal/ngày, tăng hơn người bình thường mỗi ngày là 350Kcal. Để đạt được mức tăng này, mỗi ngày người mẹ cần ăn thêm từ 1 đến 2 bát cơm. Trong những tháng đầu của thời kỳ thai nghén, các bà mẹ hay ốm, ăn vào là muốn ói mửa. Nhiều người không muốn ăn cơm. Lúc này các chị nên tận dụng mọi loại thức ăn có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể như: bánh, ngô, khoai, mì, chuối, kẹo... và ăn bất cứ lúc nào thèm ăn. Thường những phụ nữ đang ốm nghén, dễ ăn nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Đối với người mẹ nuôi con bú, nhất là nuôi con 6 tháng đầu năng lượng cần đạt được 2.750Kcal/ngày (tăng thêm 550Kcal mỗi ngày so với người bình thường - như vậy phải ăn thêm 3 bát cơm mỗi ngày).

Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, trong mỗi bữa ăn người mẹ mang thai cần được ăn thêm chất đạm và chất béo.

Về chất đạm và chất béo, khi mang thai nhu cầu chất đạm ở người mẹ tăng hơn để giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của em bé. Trước hết cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như: đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Những thức ăn này rẻ hơn thịt (ở các gia đình nông thôn lại rất sẵn trong vườn nhà), nhưng lượng đạm lại cao, dễ tiêu, lại có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E). Đối với chất đạm động vật, nên chú ý đến các loại thủy sản như: tôm, cua, cá, ốc... nhất là các loại cá biển béo như cá thu, cá hồi rất tốt cho sự phát triển não của trẻ. Những chị em có điều kiện nên ăn thêm thịt, trứng sữa.

Trong khi có thai cũng như cho con bú, với khẩu phần ăn cân đối sẽ đảm bảo cung cấp vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Lúc này các chị nên ăn nhiều các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều calci, phospho (cá, cua, tôm, sữa...) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như: thịt, trứng, các loại đậu đỗ... để đề phòng thiếu máu. Để đảm bảo đủ lượng vitamin A cần thiết, các chị nên ăn trứng, sữa, cá thịt, đậu, đỗ và các loại rau, quả có nhiều caroten (tiền vitamin A) như rau muống, rau ngót, rau dền, đu đủ, gấc, xoài... Ngoài ra, các bà mẹ trong vòng một tháng đầu sau khi sinh nên uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị để đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu.

15./ Dùng thuốc khi mang thai

Đối với người bình thường dùng thuốc đã khó, với người có thai lại càng khó khăn hơn để sao cho chóng khỏi bệnh mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Uống thuốc đúng là phải:

• Dùng thuốc đúng bệnh (bệnh nào dùng thuốc ấy tốt nhất là theo chỉ định của bác sĩ). • Dùng thuốc đúng liều.

• Dùng đúng loại thuốc: đúng dạng thuốc, hàm lượng thuốc, thuốc còn hạn dùng, thuốc còn được phép lưu hành, tên thuốc, hàm lượng thuốc...

• Dùng thuốc đúng cách: Uống hay tiêm, trước khi ăn hay sau khi ăn, uống buổi sáng, trong ngày, hay buổi tối.

• Trong khi uống thuốc cần lưu ý các loại thức ăn phải kiêng, các loại nước uống phải kiêng.

• Cần kiểm tra tên thuốc, hạn dùng, chất lượng thuốc (thuốc tốt là không bị đổi màu, không bị vẩn đục, không chảy nước...).

• Cần theo dõi các phản ứng không mong muốn (dị ứng, nổi ban, đại tiện, tiểu tiện...) nếu có gì khác thường (kém ăn, mất ngủ) cần phản ảnh với bác sĩ để xử lý kịp thời.

Thức ăn ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Trong suốt quá trình điều trị việc ăn uống rất quan trọng vì ảnh hưởng đến tác dụng các loại thuốc chữa bệnh.

Nếu ăn đúng sẽ làm bệnh mau khỏi, nếu ăn các chất tương kỵ với thuốc sẽ làm thuốc mất tác dụng hoặc kém hiệu quả.

Thức ăn làm thay đổi thuốc hấp thụ vào cơ thể. Nếu uống thuốc lúc đói, sau 30 phút thuốc lưu lại ở dạ dày bị đẩy xuống ruột. Ngược lại nếu uống sau bữa ăn thuốc ở lại dạ dày lâu hơn, khoảng 2-4 giờ. Có những thứ thuốc như penicillin V, thuốc dễ tan hơn đến ruột dễ hấp thụ hơn. Với những thứ thuốc kém bền vững trong môi trường acid sẽ bị giảm tác dụng như ampicillin - erythromicin, những viên giải phóng chậm... do đó phải uống trước bữa ăn 30 phút hay 1 giờ.

Thành phần thức ăn cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc như các bữa ăn giàu chất béo, nhiều chất bột, quá mặn hay chua quá làm các chất kém bền trong môi trường acid ở dạ dày chậm di chuyển xuống ruột non để hấp thu do đó kém tác dụng. Nói chung với các thuốc không bị ảnh hưởng của thức ăn, thì uống lúc nào cũng được nhưng nhiều tác giả khuyên nên uống trong bữa ăn để tránh các phản ứng phụ do kích thích đường tiêu hóa. Sau cùng những thuốc tăng hấp thu do thức ăn như riboflavin nitrofuratoin nên uống trong bữa ăn hay ngay khi ăn xong. Những thuốc cần uống trước khi ăn 30 phút để tránh làm giảm hấp thu do thức ăn như sắt sunfat, rimifon...

Những thức ăn gây ra nước tiểu acid sẽ làm những loại thuốc bản chất kiềm thải trừ nhanh như quindin, ngược lại, thức ăn gây ra nước tiểu kiềm sẽ thải trừ nhanh những thuốc có bản chất acid yếu như aspirin, sulfamid. Những loại thức ăn chứa nhiều vitamin K cản trở các thuốc chống đông máu như dicoumarol.

Nước uống ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Nước đun sôi để nguội dùng để uống thuốc tốt nhất vì không xảy ra tương kỵ với các loại thuốc. Khi uống nước thuốc bị tan, trôi từ thực quản xuống dạ dày rải khắp bề mặt ống tiêu hóa. Nếu thấy còn vướng tức là thuốc chưa trôi hết cần uống tiếp nhiều nước thuốc sẽ xuống dạ dày. Tránh uống khan không có nước, thuốc có thể đọng lại trên ống tiêu hóa. Nên uống từng loại thuốc cách nhau 5-10 phút hoặc 1-2 tiếng tránh tương kỵ thuốc với nhau.

Khi uống thuốc nên đứng hoặc ngồi tránh uống nằm thuốc dễ bị lưu lại ống tiêu hóa. Nên uống từng viên tránh bỏ cả nắm vào mồm nhai. Có thứ thuốc chỉ ngậm dưới lưỡi (như thuốc huyết áp) có thứ không được nhai hoặc bẻ đôi bị mất tác dụng thuốc (như viên tan chậm được bào chế bằng cách đặc biệt khi bị vỡ làm giảm tác dụng thuốc).

Không dùng các loại nước giải khát, nước khoáng kiềm, nước có ga khi uống thuốc sẽ làm hỏng thuốc hoặc gây tương tác, gây tác dụng phụ hay ngộ độc.

Trong sữa có calci, caseinat có thể cản trở hấp thu nhiều thứ thuốc như: đa số các kháng sinh, tetraxyclin... cà phê, chè làm giảm tác dụng giảm đau, tăng tác dụng phụ (nhức đầu, tim đập nhanh, tăng huyết áp...) gây kết tủa nhiều thuốc có chất sắt và alcaloi. Rượu cũng có nhiều ảnh hưởng đến thuốc làm tăng tác dụng phụ của thuốc giảm đau. Đối với thuốc kháng histamin, chống tăng huyết áp, hạ đường huyết... rượu có tác dụng xấu. Dùng thuốc trị lao (rimifon) gây thiếu vitamin B6 nên phải uống thuốc bổ sung vitamin B6.

15./ Những thành phần dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt khi mang thai

Một phần của tài liệu Phụ nữ mang thai nên đọc (Trang 27 - 29)