IV. Lắp đặt thiết bị
6. Các yêu cầu cần đạt được khi lắp đặt thiết bị
a. Đầu Phun
• Đầu phun lắp đúng cao độ, chắc chắn, thẳng hàng và đúng khoảng cách.
• Đầu phun phải được vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ các phụ kiện như chụp bảo vệ, chụp bảo vệ đầu phun.
b. Các loại Van
• Van được lắp đúng chủng loại, đúng cao độ, đúng hướng, đủ số lượng. • Van được vệ sinh sạch sẽ sau khi lắp đặt.
c. Tủ chữa cháy vách tường
• Tủ được lắp đặt đúng vị trí, cao độ.
• Các thiết bị, phụ kiện kèm theo được lắp đúng vị trí, chủng loại... • Các van chặn đóng mở nhẹ nhàng, thuận tiện và đảm bảo kín nước.
• Các thiết bị, phụ kiện đã được lắp đúng vị trí, số lượng, kích thước và chủng loại (Bao gồm: Hộp kim loại, van, lăng phun, cuộn vòi, tang thống...);
• Tủ phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi lắp đặt xong. d. Bình chữa cháy xách tay
• Bình chữa cháy được lắp đặt đúng chủng loại, số lượng. • Tem niêm phong, chốt an toàn còn nguyên vẹn.
• Đồng hồ chỉ chị lượng bột, áp lực hoạt động tốt • Bình chữa cháy được vệ sinh lau chùi sạch sẽ. e. Trụ chữa cháy
• Trụ chữa cháy được lắp đặt đúng vị trí, cao độ và kích thước; • Lắp đặt chính xác và ăn khớp phụ kiện;
• Trụ được lắp đặt thẳng đứng và thẳn hàng trụ khác;
• Van chặn trên trụ nước đóng mở nhẹ nhàng và đảm bảo kín nước; • Vệ sinh sạch sẽ thiết bị
f. Bơm
• Các vị trí van, thiết bị, phụ kiện phải được lắp đặt đầy đủ, đúng chủng loại, cao độ. • Đường ống, van, các thiết bị, phụ kiện kèm theo phải được vệ sinh sạch sẽ.
• Có hướng dẫn vận hành bơm kèm theo.
7. Định dạng hệ thống đường ống chữa cháy
Công tác dán nhãn đường ống, van sẽ được trình Ban QLDA và TVGS chấp thuận sau. Tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Toàn bộ hệ thống đường ống của hệ thống PCCC sẽ được sơn hoàn thiện theo mầu sơn quy định của hệ thống PCCC.
• Các đường ống trục chính phải được ghi mã đường ống phải tuân thủ theo tiêu chuẩn hiện hành, khoảng cách giữa các nhãn dán không được vượt quá 3000mm.
• Chữ viết trên các nhãn này có chiều cao 25mm đối với các đường ống có kích thước đến 32mm và chiều cao 40mm cho tất cả các loại ống có đường kinh lớn hơn. Ký hiệu được thể hiện theo như bảng hướng dẫn dưới đây, các tấm định dạng đều phải được gắn ở mọi hệ thống đường ống tại mọi vị trí được chỉ định trong toà nhà. Trong bất kỳ tình huống nào thì các nhãn mác phải có thể nhận diện được chính xác từ vị trí quan sát.
• Tất cả các chủng loại van đều phải gắn nhãn bằng tấm đồng thau hoặc nhôm hình tròn, được đóng chữ nổi cho từng chức năng của chúng và được gắn trên cổ van bằng đai ốc hoặc xích không gỉ.
• Cần phối hợp với các hệ thống khác để đưa ra hệ thống nhãn đồng nhất với các hệ thống khác nhưng vẫn phải có những dấu hiệu nhận dạng riêng.
• Các nội dung khác theo quy định tại mục phần Sơn và Dán nhãn.
8. Bảo vệ bề mặt hoàn thiện
• Trong suốt quá trình thi công dự án, toàn bộ các bề mặt vật liệu hoàn thiện cần được bảo vệ, tránh hư hỏng. Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp lớp bảo vệ phù hợp yêu cầu.
• Sau khi thi công hoàn thiện hệ thống được nghiệm thu bàn giao và được yêu cầu của CĐT thì các lớp bảo vệ này mới được gỡ ra. Sau khi gỡ ra, bề mặt của chúng phải được tẩy rửa sạch. • Bề mặt của các tấm nhãn này bị trầy xước hoặc hư hỏng sẽ không được chấp thuận.
PHẦN IV. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Lập bản vẽ thi công
• Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công hệ thống báo cháy
• Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu
+ Định vị vị trí, cao độ cho đầu báo. + Các chi tiết lắp đặt điển hình.
2. Chuẩn bị vật tư.
• Dựa vào tiến độ chi tiết
• Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công. • Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu.
• Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình. • Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt
• Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết. • Mời đại diện Ban QLDA, TVGS nghiệm thu vật liệu đầu vào. • Tiến hành cho nhập kho, bảo quản vật tư thiết bị
3. Chuẩn bị mặt bằng
• Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với các, nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công, có sự chứng kiến của Ban QLDA và Tư vấn giám sát
Chú ý: Vệ sinh mặt bằng sạch sẽ trước khi nhận bàn giao.
4. Bố trí nhân lực
• Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết.
• Công nhân thi công phần báo cháy sẽ được chia theo từng đội, nhóm. + Mỗi đội từ 10 đến 15 người
+ Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG1. Quy định chung: 1. Quy định chung:
• Hệ thống ống luồn dây phải được lắp đặt hoàn chỉnh trước khi luồn cáp vào ống. Tiêu chuẩn này không bắt buộc đối với hệ thống ống luồn dây đặt trong kết cấu bê tông đúc sẵn.
• Trước khi đổ bê tông trùm lên các ống luồn dây, các ống này phải cố định sao cho chiều dày của bê tông sau khi đông kết bao bọc quanh tiết diện ống luồn dây tại bất kỳ điểm nào cũng lớn hơn 15mm.
• Phải cố định vững chắc tuyến ống luồn dây cứng bằng kẹp ôm hoặc bằng phương pháp khác đã được phê duyệt sau mỗi cự ly không lớn hơn 2m đối với ống luồn dây kim loại và không lớn hơn 1,0 m đối với ống luồn dây PVC cứng. Quy định này phù hợp với AS 3000-1991- 3.26.4.4 và AS 3000-1991-3.28..4.3.
• Số cút ống luồn dây trên một tuyến ống phải hạn chế sao cho tổng số góc ở tất cả các cút ống không vượt quá 3 góc vuông. Khi gặp trở ngại, có thể nới rộng bán kính của cút ống để tạo thuận lợi cho việc lắp đặt. Góc của ống cút luồn dây không được nhỏ hơn 90o. Khi uốn ống không được làm thu nhỏ đường kính trong của ống.
• Khi lắp đặt ống luồn dây phải chọn hộp nối và phụ kiện ống là loại chuyên dùng cho ống luồn dây cáp viễn thông và cáp tín hiệu báo cháy.
• Các ống luồn dây đặt chìm trong tường gạch trát vữa xi măng hoặc thạch cao ở các văn phòng hoặc khu vực tương tự phải được cố định sao cho bề mặt phía ngoài của ống còn sâu hơn mặt tường hoàn thiện ít nhất 15mm.
• Các ống luồn dây ngoài trời phải là ống cứng PVC.
• Các ống luồn dây cứng phải có bán kính cong (ứng với cung uốn trong) đủ lớn để cáp bên trong ống được uốn với độ cong cho phép nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 2,5 lần đường kính ngoài của ống.
• Trong thời gian thi công, các lỗ hở tạm trong hệ thống ống dây đi phải được nút kín hoặc được bịt kín bằng vật liệu không có hại cho cáp.
• Giá đỡ ống luồn dây phải được đặt nhờ các bộ phận cố định của kết cấu xây dựng có sẵn. • Các ống luồn dây dự phòng phải được đặt gần chỗ nối cáp vào thiết bị để cho việc đặt cáp
trong tương lai được dễ dàng.
• Chỉ đặt hộp nối cáp nối trong cho ống luồn dây chôn dưới đất khi có văn bản thoả thuận của kỹ sư phụ trách giám sát thi công của Chủ đầu tư.
• Vít bulông và phụ kiện để bắt chặt ống luồn dây phải được phê duyệt, kiểm tra trước khi sử dụng. Không được sử dụng gỗ để cố định ống luồn dây và chỉ được dùng khoan điện hoặc khoan khí nén để khoan lỗ phục vụ việc cố định ống luồn dây.
• Chỉ được khởi công đặt tuyến ống khi đã xác định được vị trí tuyến ống dựa theo bản vẽ của cơ quan tư vấn thiết kế.
• Khi cắt ống luồn dây phải cắt thẳng góc của trục ống.
2. Lắp đặt ống âm sàn, âm vách
• Sau khi đơn vị xây dựng và lắp đặt xong sàn cốt pha thì phải tiến hành lấy dấu các vị trí hộp âm và tuyến ống theo kích thước của bản vẽ trên mặt sàn (dùng sơn hoặc bút sơn để lấy dấu).
• Sau khi đơn vị xây dựng lắp đặt xong lớp cốt thép thứ nhất (lớp thép dưới) thì phải tiến hành lắp đặt ống ngay. Việc nối ống với nhau bằng ống nối và nối ống với hộp nối được thực hiện bằng keo dán PVC, các mối nối đòi hỏi phải thật khít để tránh nước bê tông lọt được vào ống.
• Tuyến ống dưới sàn phải được cố định chắc chắn. Tại các điểm nối phải tăng cường các đai cố định tránh trường hợp khi đổ bê tông đầm dùi có thể làm trượt các mối nối ống.
• Khi ốngluồn dây chuyển hướng, sẽ tạo thành các góc khác nhau. Đối với những góc nhỏ hơn 900 thì nên luồn ống thành hai lần chếch để dễ dàng cho việc kéo dây sau này.
• Các hộp nối, đầu ống chờ cần phải được bao bọc thật kỹ để tránh nước bê tông có thể chảy vào gây tắc ống.
• Sau khi đơn vị thi công xây dựng lắp đặt xong lớp cốt thép thứ hai (lớp thép trên) thì phải tiến hành kiểm tra lại tuyến ống đã đặt, các đoạn ống bị móp, bẹp thì phải thay thế.
• Trong quá trình đổ bê tông hoặc lát sàn hay thi công trần giả phải cử người thường trực, theo dõi và xử lý ngay các sự cố xảy ra về ống.
• Sau khi đơn vị thi công tháo dỡ cốt pha thì tiến hành dỡ bỏ các nút bịt tại các hộp nối và các đầu ống chờ rồi tiến hành dùng dây mồi để thông ống và kiểm tra đường ống đã chôn ngầm.
3. Thi công lắp đặt ống nhựa trong tường bê tông đã đúc.
• Trước hết phải đo phóng dạng bản vẽ lấy dấu trên tường bê tông (đối với những vị trí tường cao trên 1,5m phải chuẩn bị thang, giàn giáo phục vụ cho việc thi công). Dùng thước và dây bật mực tạo ra những đường thẳng trên tường theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế. Đối với các vị trí hộp nối phải dùng êke và bút lấy dấu.
• Tiến hành cắt bê tông tạo rãnh đặt ống theo vết mực đã đánh dấu có chiều rộng và chiều sâu của rãnh cắt phải đảm bảo sao cho sau khi đặt ống vào rãnh phải đảm bảo cho lớp vữa bảo vệ ống có chiều dày tối thiểu đến bề mặt tường bê tông đạt khoảng cách tối thiều từ 10- 15mm. Ví dụ đối với ống D20 thì chiều sâu rãnh cắt phải đạt tối thiểu là 30-35 mm. Khoảng cách giữa hai rãnh cắt phải gấp 2-2,5 lần đường kính ống. Ví dụ ống D20 thì khoảng cách giữa hai rãnh cắt là 40-50mm.
• Đối với những vị trí cần đặt từ 2 đến 3 ống hoặc nhiều hơn song song nhau thì chiều rộng rãnh cắt bê tông phải đảm bảo sao cho khoảng cách giữa các ống phải nằm cách nhau ít nhất 15mm và khoảng cách từ mép ống ngoài cùng đến mép bê tông đã đúc còn lại tối thiểu từ 10-15mm.
• Đối với những vị trí hộp nối thì khoảng cách từ các phía ngoài hộp đến mép rãnh cắt cũng phải tối thiểu là 10-15mm.
• Sau khi dùng máy cắt tạo thành rãnh cắt thì tiến hành đục bỏ phần bê tông trong rãnh cắt sao cho đáy rãnh được tạo ra phải tạo thành mặt phẳng không được gồ ghề (phải dùng các thiết bị chuyên dụng kết hợp với thủ công).
• Tại các vị trí bắt kẹp đỡ ống phải tạo được rãnh nhỏ bằng phẳng độ sâu của chân kẹp để lắp đặt được kẹp đỡ ống.
• Việc cố định trong ống rãnh đã được tạo ra bằng cách khoan các lỗ để chèn sâu nhựa vào bắt vít để lắp các kẹp đỡ đường ống. Cứ mỗi khoảng cách từ 80-90 cm thì bắt một kẹp giữ ống. Tại các vị trí khớp nối hoặc hộp nối thì phải tăng cường bắt các kẹp đỡ ống tại hai đầu của khớp nối hoặc hộp nối.
• Tiến hành đo cắt ống hoặc nối ống theo chiều dài cần lắp đặt và lắp đặt ống trên hàng kẹp đỡ đã được lắp đặt và cố định trong rãnh.
• Tại các vị trí phải chôn, chèn hộp nối dây và hộp nối để lắp đặt các thiết bị cũng phải tiến hành cắt và đục tẩy hốc bê tông có kích thước rộng hơn kích thước các đế vắt và hộp nối trên ít nhất 1,2 lần.
• Chèn, trát bê tông và làm phẳng lớp bê tông sau khi đã lắp đặt hoàn chỉnh đường ống và kiểm tra kỹ lưỡng sau khi lắp đặt.
• Đóng lưới thép phủ qua lớp bê tông chèn ống tối thiểu 3cm mỗi chiều để đảm bảo tại vị trí cắt đục tường này không bị xuất hiện vết nứt về sau.
4. Lắp ống nhựa nổi trên tường và trần bê tông đã đúc
• Công việc thi công lắp đặt ống nhựa đi nổi trên trần và tường bê tông đơn giản hơn việc thi công lắp đặt ống trong trần và tường bê tông đã đúc, nhưng đòi hỏi các chi tiết, thiết bị phải được lắp đặt chính xác về cao độ cũng như toạ độ. Bởi vậy việc lắp đặt ống luồn dây cũng đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các bản vẽ thiết kế thi công để thực hiện được chính xác việc lắp đặt nói trên.
• Trước hết phải đo phóng dạng bản vẽ, lấy dấu trên tường, trần bê tông tuyến đường ống cần phải lắp đặt bằng thước đo và dây bật mực.
• Dùng giàn giáo có bánh xe lăn di động để thực hiện việc thi công và di chuyển thuận tiện trên mặt bằng rộng.
• Trước khi lắp đặt và nối mỗi đoạn ống phải tiến hành kiểm tra bên ngoài ống không bị gẫy, dập và kiểm tra bên trong lòng ống phải thông, không có các vật lạ bên trong gây cản trở hoặc tắc ống trong qúa trình luồn dây.
• Khoan tường hoặc trần để bắt các kẹp giữ ống theo các đường thẳng đã vạch với mỗi khoảng cách đặt các hộp nối với thiết bị, hộp nối phân dây… cần bắt bổ sung thêm kẹp giữ tại các vị trí lân cận để đảm bảo đường ống không bị xô lệch.
• Tại các vị trí cần phải đi ống qua các cột, dầm bê tông sẽ áp dụng phương pháp dùng ống dài trên 15m hoặc bị gấp khúc nhiều lần thì cần phải đặt hộp nối (box trung gian), hoặc cút nối có nắp để việc luồn dây trong ống sau này có thể thực hiện được.
• Trong quá trình lắp đặt một tuyến ống cho một đường cáp, cần phải được đánh dấu bằng các băng dính mầu đánh dấu hoặc bằng sơn để dễ nhận biết và tránh nhầm lẫn với các tuyến ống của các đường cáp khác.
• Sau khi thi công xong một tuyến ống phải tiến hành kiểm tra phần lắp đặt bên ngoài đường ống bằng mắt, luồn dây mồi để kiểm tra thông đường ống đã lắp và dùng các nút để bịt các đầu ống bảo vệ đường ống cho giai đoạn luồn dây tiếp theo.
• Trong trường hợp có rất nhiều đường ống song song thì các ống được đặt cách nhau từ 5- 10mm. Yêu cầu lắp đặt các ống phải đảm bảo mỹ quan.
• Sử dụng giàn giáo có bánh xe lăn di động để thực hiện việc thi công và di chuyển thuận tiện trên mặt bằng rộng.Trên giàn giáo có sàn thao tác được chế tạo và lắp ghép cố định chắc chắn với giàn giáo để đảm an toàn cho việc thi công. Tại các độ cao trên 6 m phải có lan can để bảo vệ cho người và thiết bị thi công.