II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
6. Lắp đặt thiết bị báo cháy
báo cháy…).
a. Quy định chung
Khi lắp đặt các thiết bị hệ thống báo cháy cần lưu ý một số điểm như sau:
– Kỹ sư, công nhân lắp đặt (cả trực tiếp và gián tiếp) phải được trải qua các khoá đào tạo về cách thức lắp đặt đối với từng thiết bị cụ thể.
– Trước khi lắp đặt phải xác định chính xác trên bản vẽ thi công và trên thực tế, nếu ta phải điều chỉnh cho hợp lý với yêu cầu kỹ thuật của thiết bị thì cần trình đề nghị lên phê duyệt xong rồi mới tiến hành lắp đặt.
– Các thiết bị gá, lắp trên tường hoặc trần giả phải được gia cố cẩn thận, vừa đảm bảo độ chắc chắn vừa phải đáp ứng tốt các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà sản xuất quy định như tản nhiệt, độ thoảng khí và các điều kiện về môi trường hoạt động khác.
– Các thiết bị không có phụ kiện đi kèm phục vụ cho việc gá lắp trên tường hoặc trần thì phải gia công thêm các chi tiết này để đảm bảo độ an toàn và các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị. Các phụ kiện gá lắp này phải đảm bảo cả về kỹ thuật lẫn tính thẩm mỹ cho công trình, tuyệt đối không được làm ảnh hướng đến công trình hoặc các hệ thống khác và phải được duyệt trước khi lắp đặt.
– Lắp đặt thiết bị trên tường hoặc trần phải đảm bảo tiện lợi cho việc kiểm tra, xử lý sự cố hoặc bảo quản bảo dưỡng thiết bị sau này.
– Khi lắp đặt các thiết bị có nhiều bộ phận thì nên lắp phần khung giá trước, sau đó đấu nối tiếp đất (nếu yêu cầu tiếp đất), đấu nối nguồn (chưa cấp nguồn) rồi mới lắp đặt các module. – Phải sử dụng đúng chủng loại các dụng cụ theo như yêu cầu và hướng dẫn nghiêm ngặt của
nhà sản xuất.
– Tuân thủ các nguyên tắc về an toàn cho người và thiết bị khi tiến hành lắp đặt.
b. Chuẩn bị trước khi lắp đặt:
Trước khi tiến hành lắp đặt thiết bị phải làm công tác chuẩn bị theo những nội dung sau: – Vị trí lắp đặt và không gian hiện trường.
– Thiết bị và các phụ kiện lắp đặt – Dụng cụ lắp đặt.
– Các yếu tố trên đã được chuẩn bị đầy đủ thì mới tiến hành lắp đặt. Trong bất kỳ một trường hợp nào thì 3 nội dung ban đầu phải được tuân thủ đầy đủ, trường hợp nội dung thứ 4 chưa sẵn sàng thì phải được sự đồng ý của giám sát kỹ thuật thi công chính và chỉ huy công trường thì mới được phép tiến hành công việc.
c. Quy trình lắp đặt:
Quy trình lắp đặt các thiết bị của hệ thống báo cháy được mô tả chi tiết trong các tài liệu hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất, các tài liệu này sẽ được đệ trình trong các phụ lục.
– Việc lắp thiết bị báo cháy phải đúng vị trí thiết kế, lắp đặt chắc chắn vào cấu kiện xây dựng đúng tiêu chuẩn hướng dẫn của nhà sản xuất. Công việc này chỉ thực hiện khi toàn bộ hệ thống đường dây đã được lắp đặt kiểm tra đạt yêu cầu, đầu báo chỉ được lắp khi hệ thống trần của công trình đã được hoàn thiện.
– Các đầu báo được lắp trên trần bê tông hoặc trần giả khoảng cách gần nhất so với miệng thổi điều hoà d≥500mm, hiệu chỉnh vị trí sao cho phù hợp với thực tế.
– Các thiết bị báo cháy như: chuông ,đèn, nút ấn báo cháy được lắp trên tường tại các vị trí (đúng như bản vẽ thiết kế), cao độ theo chi tiết lắp đặt (bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công nhà thầu đưa ra).
– Trước khi đưa vào lắp đặt các thiết bị này được kiểm tra mã hiệu, chất lượng, thử sự hoạt động của các thiết bị.
– Sau khi lắp đặt xong các thiết bị tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống dây tín hiệu tới các đầu báo cháy, chuông báo cháy, nút ấn báo cháy và tủ trung tâm báo cháy.
– Lắp đặt tủ trung tâm báo cháy, tiến hành kiểm tra tủ trung tâm báo cháy, trước khi đưa vào lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong sẽ vận hành toàn bộ hệ thống, kiểm tra sự hoạt động của từng đầu báo, từng nút ấn, từng chuông báo cháy và các chức năng của trung tâm báo cháy. – Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống sẽ hiệu chỉnh vận hành chạy thử thiết bị và hệ
thống phù hợp với thiết kế đề ra.
7. Các yêu cầu cần đạt được khi lắp đặt thiết bị
a. Công tác lắp đặt ống luồn dây
– Ống luồn dây lắp đặt đúng vị trí, lộ và tuyến theo bản vẽ thiết kế – Ống luồn dây phải kín cho tuyến ống
– Các ống được dán nhãn và đánh dấu đúng
– Các ống sau khi hoàn thiện được vệ sinh và bảo vệ tránh hư hỏng b. Công tác lắp đặt dây báo cháy
– Thiết bị và dụng cụ kéo dây phù hợp
– Hướng lộ, tuyến kéo dây theo đúng hồ sơ thiết kế
– Dây dẫn đi đúng theo chủng loại phê duyệt và hồ sơ thiết kế
– Dây dẫn được đánh dấu trong quá trình kéo dây và sau khi hoàn thiện – Dây dẫn được thông mạch sau khi kéo dây
c. Công tác lắp đặt thiết bị báo cháy
– Các đầu báo được cài đặt địa chỉ, đánh dấu địa chỉ phù hợp – Các đầu báo lắp đặt đúng vị trí và thiết kế
– Chuông đèn và nút nhấn được lắp đặt được lắp đặt đúng vị trí và chủng loại – Các modul được lắp đặt đúng vị trí, số lượng và chủng loại
– Các tủ trung tâm báo cháy được lắp đặt đúng vị trí và số lượng
PHẦN V: NGHIỆM THU CHẠY THỬ 1. Kiểm tra hiệu chỉnh và chạy thử
Giai đoạn này được tiến hành sau khi nghiệm thu giai đoạn “Lắp đặt tĩnh thiết bị” – Hiệu chỉnh các thiết bị trung tâm:
+ Hệ thống chữa cháy nước + Hệ thống báo cháy – Chạy thử, kiểm tra:
+ Kiểm tra hệ thống:
Kiểm tra cố định các điểm đấu nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Kiểm tra lần cuối thiết bị đầu cuối
Kiểm tra các thiết bị trung tâm + Đo thử:
Tiến hành các bước đo theo yêu cầu Đo kiểm tra dây dẫn
Kiểm tra công tác đã hoàn thành theo tiêu chuẩn kỹ thuật Xác lập số liệu
+ Chạy thử toàn bộ hệ thống:
Kiểm tra nguồn điện cấp cho các thiết bị Kiểm tra nguội, đóng điện bật máy hoạt động Chạy thử các hệ thống trong 72 giờ liên tục
Kiểm tra khả năng khôi phục lại hệ thống bằng tắt, bật nguồn. + Đưa toàn bộ hệ thống vào sử dụng:
Giai đoạn này được tiến hành sau khi nghiệm thu giai đoạn “Chạy thử liện động có tải.”
Hoàn thiện và bàn giao “Hồ sơ vận hành kỹ thuật” cho các kỹ thuật viên của chủ đầu tư.
Nguồn điện cung cấp đảm bảo tuyệt đối an toàn và ổn định.
2. Vận hành thử
Sau khi kết thúc quá trình hiệu chỉnh và chạy thử nhà thầu sẽ thực hiện hướng dẫn sử dụng và đào tạo chuyên sâu cho nhân viên kỹ thuật do chủ đầu tư đề cử.
– Vận hành hệ thống theo các chức năng vận hành điều khiển đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy theo các tiêu chí đề ra của thiết kế kỹ thuật, chỉnh lại các tham số trong chương trình vận hành điều khiển tự động để có được kết quả tốt nhất
– Vận hành điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng sự cố trong và ngoài nhà ga đảm bảo yếu tố chính xác điểm điều khiển
– Giả lập các sự cố có thể gặp phải, đưa ra các phương án khắc phục sự cố nếu xảy ra thực. – Theo dõi hoạt động và tinh chỉnh hệ thống.
3. Nghiệm thu, bàn giao
Sau khi nghiệm thu vận hành và chạy thử với Chủ đầu và Tư vấn giám sát. Nhà thầu sẽ cung cấp bộ hồ sơ liên quan đến hệ thống PCCC kết hợp với các hồ sơ của các hệ thống liên quan để làm thủ tục mời Cục cảnh sát PCCC đến nghiệm thu.
TT Chủng loại hồ sơ nghiệm thu Số
lượng Đơn vị Ghi chú
1 Hồ sơ nghiệm thu lắp đặt Hệ thống
PCCC 1 bộ
Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
2 Hồ sơ nghiệm thu chạy thử hệ thống
PCCC 1 bộ
Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
3 Hồ sơ nghiệm thu bàn giao và đưa
vào sử dụng A&B 1 bộ
Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
4 Hồ sơ bản vẽ hoàn công hệ thống
phòng cháy chữa cháy 1 bộ
Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
5 Biên bản kiểm định phương tiện
phòng cháy chữa cháy 1 bộ
Bản gốc cấp cho Chủ đầu tư và copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
6 Hồ sơ nghiệm thu hệ thống thông gió, hút khói và tăng áp cầu thang
1 bộ Bản copy, sao y
TT Chủng loại hồ sơ nghiệm thu Số
lượng Đơn vị Ghi chú
Chủ đầu tư
7
Hồ sơ bản vẽ hoàn công hệ thống thông gió, hút khói và tăng áp cầu thang
1 bộ
Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
8 Hồ sơ nghiệm thu hệ thống chống
sét 1 bộ Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư 9 Bản vẽ hoàn công hệ thống chống sét 1 bộ Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư 10
Biên bản đo đạc hệ số tiếp địa hệ thống chống sét và hệ thống điện và điện nhẹ (do đơn vị có chức năng trong ĐKKD về kiểm tra đo đạc hệ thống tiếp địa và chống sét cấp)
1 bộ
Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
11 Hồ sơ nghiệm thu hệ thống đèn
thoát hiểm và sự cố 1 bộ Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư 12 Bản vẽ hoàn công hệ thống đèn thoát hiểm và sự cố 1 bộ Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
13 Hồ sơ nghiệm thu hệ thống cửa
chống cháy 1 bộ
Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
14 Bản vẽ hoàn công hệ thống cửa
chống cháy 1 bộ Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư 15 Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC (để đối chiếu) 1 bộ Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư
16 Công văn đề nghị nghiệm thu mời
Sở Cảnh sát PCCC 1 bộ Bản copy, sao y bản chính của Chủ đầu tư 17 Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
Đến ngày kiểm tra, Nhà thầu sẽ bố trí 4 cán bộ phụ trách (2 cán bộ đi cùng nghiệm thu, 01 cán bộ ở trạm bơm, 01 cán bộ tại trung tâm điều khiển của hệ thống báo cháy) cùng 10 công nhân phục vụ cho công tác nghiệm thu (1 tòa nhà).
Tất cả cán bộ tham gia nghiệm thu được trang bị đầy đủ bộ đàm, thiết bị thử đầu báo, đầu phun…
PHẦN VI: BÀN GIAO, HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH 1. Khái quát
Nhằm mục đích phát huy có hiệu quả của hệ thống phòng cháy chữa cháy được trang bị cho công trình, Nhà thầu sẽ tiến hành bàn giao tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo trì, tổ chức đào tạo hướng dẫn sử dụng toàn bộ hệ thống cho các cán bộ của đơn vị sử dụng theo các bước sau:
– Quá trình đào tạo và hướng dẫn sử dụng cho các học viên nhằm cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về các thiết bị PCCC: công dụng, tính năng...
– Hướng dẫn sử dụng vận hành, bảo dưỡng các thiết bị của toàn hệ thống cho các học viên của đơn vị sử dụng
– Sau khoá học các học viên sẽ được chuyển giao những kinh nghiệm về ứng phó kịp thời khi có sự cố hoả hoạn xảy ra và cách bảo quản bảo dưỡng thiết bị PCCC. Đặc biệt các học viên đều có thể sử dụng thành thạo các loại thiết bị đã được cung cấp để phục vụ kịp thời có hiệu quả cho công tác PCCC.
2. Thông tin Khóa đào tạo:
– Công việc đào tạo chuyển giao công nghệ sau lắp đặt được xác định là công việc hết sức quan trọng, góp phần tích cực cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tính bền vững của hệ thống. Với chức năng là một Công ty chuyên ngành chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện dịch vụ đào tạo sau lắp đặt một cách hoàn hảo nhất, hiệu quả nhất với những nội dung sau:
+ Giới thiệu quy trình hoạt động của hệ thống chữa cháy và báo cháy tự động;
+ Giới thiệu một số đặc điểm kỹ thuật cơ bản của một số thiết bị trong hệ thống chữa cháy; + Khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống phòng cháy chữa cháy;
+ Phương pháp, biện pháp cơ bản xác định các sự cố kỹ thuật đơn giản;
+ Các phương pháp, biện pháp, chế độ, bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy;
+ Nghiên cứu, thăm quan mô hình thực tế; + Giải đáp các ý kiến thắc mắc.
– Giáo viên giảng dạy, là những kỹ sư hàng đầu của Nhà thầu đã có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai các dự án có quy mô tương tự hoặc cao hơn.
– Thời gian đào tạo: từ 3 ÷ 5 ngày/ lớp. Có thể tổ chức từ 1÷ 2 lớp (Tuỳ theo số lượng người tham gia và yêu cầu của Chủ Đầu tư).
– Trong thời gian bảo hành chúng tôi dự định sẽ thường xuyên liên lạc với các đơn vị sử dụng để kiểm tra tình trạng của thiết bị và lên kế hoạch bảo dưỡng khi cần thiết.
– Thường xuyên 6 tháng/1 lần cắt cử kỹ sư an toàn kiểm tra và giám sát khả năng hoạt động của hệ thống
– Để đảm bảo hệ thống được bảo hành nhanh nhất, hệ thống làm việc tin cậy nhất chúng tôi luôn có các thiết bị thay thế dự phòng tại kho của công ty.
– Bằng thực tế được đào tạo và kinh nghiệm bảo hành các công trình tương tự, chúng tôi thấy các hệ thống báo cháy, chữa cháy do Công ty cung cấp hoạt động rất tốt, ổn định, chưa xảy ra trường hợp hỏng hóc hay sự cố lớn. Tuy nhiên dựa trên kinh nghiệm bảo hành đối với hệ thống trên chúng tôi đã khoanh vùng, lọc ra các lỗi sẽ có khả năng xảy ra như:
+ Lỗi phần mềm: Lỗi này chủ yếu do người sử dụng điều khiển và lập trình các phím chức năng không đúng quy trình. Trường hợp này cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm cài đặt và lập trình lại các phím chức năng.
+ Lỗi phần cứng: Lỗi chủ yếu do người sử dụng làm rơi vỡ, gây cháy nổ thiết bị. Trong trường hợp này cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra và khoanh vùng lỗi để có biện pháp can thiệp kịp thời như phục hồi chức năng của các linh kiện hoặc thay thế linh kiện khi có yêu cầu.