* Bệnh viêm phổi do Mycoplasma (bệnh suyễn lợn)
Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [15], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,…
Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [1] sau khi nghiên cứu tình hình nhiễm
Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã
cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể. Các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%; trung bình là 37,83%.
Theo Trương Quang Hải và cs. (2012) [7], khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết: các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh
như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.
* Hội chứng tiêu chảy ở lợn
Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa...
Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó, trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3] cũng cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E. coli, Salmonella và
Streptococus tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi.
Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [5] đã cho biết: từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E. coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: ở phân 92,80%; ở gan 75,00%; ở lách 83,30% và ở ruột là 100%.
Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [31], lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu.
Nguyễn Chí Dũng (2013) [4] đã nghiên cứu và kết luận: vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% đến 38,18%).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [11], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E. coli, Salmonella và Clostridium.
Số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần; số lượng vi khuẩn Cl.
perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.
Theo Trần Đức Hạnh (2013) [8], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%; tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%), giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).
Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [30] cho biết: vi khuẩn E. coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với Salmonella.
Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do vi rút, vi khuẩn... Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết