DN cần nghiên cứu để cấu trúc tài sản một cách hợp lý vì cấu trúc tài sản có tác
động trực tiếp đến HQKD của DN. Trong cấu trúc tài sản, DN nên chú ý đến một số
chỉ tiêu sau:
- Tiềnvà các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này DN để vừa phải để đảm bảo tiền trong thanh toán các phát sinh công nợ trong DN như thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, thanh toán lương cho công nhân viên, thanh toán các chi phí bằng tiền khác trong DN như chi phí điện nước, tiếp khách, mua cáccông cụ dụng cụ
nhỏ lẻ... Như vậy doanh nghiệp luôn có kế hoạch chi tiền trong từng giai đoạn để dự
trữ tiền vừa đủ.
- Đối với tỷ trọng các khoản phải thu: Theo kết quả chương 4 chỉ tiêu CCPT tác
động tiêu cực tới HQKD. Chính vì vậy để tăng HQKD thì giá trị biến CCPT càng thấp càng tốt. Các khoản phải thu của khách hàng trong DNXD chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của DN. Theo số liệu chương 4, trị số chỉ tiêu CCPT trung bình chiếm tới 35,9% trong tổng tài sản. Các khoản phải thu này chủ yếu là những khoản thanh toán từ chủ đầu tư. Do đặc thù của DNXD là thi công cần nhiều vốn, giá trị
thanh quyết toán các công trình thường cao, do đó nếu quá trình thu hồi công nợ của DN không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền chi trong DN, tình hình tài chính trong DN sẽ gặp khó khăn, bất ổn. Chính vì vậy, thu hồi vốn trong các DNXD làm một trong những nhiệm vụ quan trọng. DN cần tìm mọi cách thu hồi công nợ để trị số
CCPT của khách hàng càng thấp càng tốt. Để tránh rủi ro trong khâu thu hồi công nợ
trước khi ký hợp đồng XD các DN nên nghiên cứu kỹ nguồn vốn cấp, chủđầu tư, thời gian và tiến độ thi công, các khó khăn và thuận lợi khi tiến hành XD...Ngoài ra, cũng theo kết quả từ chương 4, khi phân tích hồi quy phân vị của biến CCPT nhận thấy rằng càng ở mức phân vị cao thì tác động của biến CCPT tới HQKD càng giảm. Bởi lẽ, các DNXD có mức độ kinh doanh cao thường là các DN lớn thường có khả năng thực hiện
được các công trình trọng điểm với giá trị lớn. Vì thế, cần có sự sát sao trong việc nghiệm thu thanh toán, thu hồi công nợ, đàm phán với chủ đầu tư để giải ngân các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước một cách nhanh nhất.
- Đối với hàng tồn kho: Theo kết quả nghiên cứu của Chương 4, chỉ tiêu CCTK tác động tiêu cực đến HQKD. Như vậy, giảm hàng tồn kho không chỉ hạn chếứ động vốn mà còn làm tăng HQKD của DN. Hàng tồn kho trong DNXD bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hầu hết các DNXD thường nhập theo tiến độ thi công trong ngắn hạn do những nguyên vật liệu này không khan hiếm, đồng thời nếu nhập nhiều sẽ
không có chỗ lưu kho lưu bãi, ảnh hưởng đến mặt bằng thi công, dẫn đến tỷ trọng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong hàng tồn kho không nhiều. Như vậy, trong hàng tồn kho chủ yếu là giá trị sản phẩm dở dang. Khi giá trị sản phẩm dở dang tăng sẽ làm cho tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản cũng tăng. Chính vì vậy, DN cần hạn chế tối đa giá trị sản phẩm dở dang. Một trong các cách giảm giá trị sản phẩm dở
dang hiệu quả là khi DN ký hợp đồng xây dựng nên chia thành nhiều đợt thanh toán. Khi thi công xong từng phần hạng mục theo điểm dừng kỹ thuật có thể thanh toán theo hợp đồng thì cán bộ kỹ thuật cần nhanh chóng làm thủ tục thanh toán ngay với chủđầu tư. - Đối với tỷ trọng tài sản cốđịnh: Giá trị tài sản cốđịnh chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản của DNXD. Theo kết quả chương 4 trị số chỉ tiêu CCTS thấp hơn so với CCPT và CCTK, nhưng biến CCTS vẫn có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với cả ROA và ROE. Vì vậy để nâng cao HQKD của DN cần phải tăng cường
đầu tư hiện đại hóa dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị. Sử dụng công nghệ lạc hậu chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong khả năng cạnh tranh của các DNXD do chất lượng thấp, giá thành cao. Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại sẽ
đảm bảo nghiệm thu đúng giai đoạn. Ngoài ra, việc hiện đại hóa máy móc thiết bị sẽ
giúp DN cắt giảm chi phí đầu vào nâng cao HQKD cho DN.