Nhóm giải pháp hoàn thiện cấu trúc nguồn vốn

Một phần của tài liệu phan-tich-anh-huong-cua-cau-truc-tai-chinh-den-hieu-qua-kinh-doanh-cua-cac-doanh-nghiep-xay-dung-tai147 (Trang 129 - 132)

a. Điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn theo hướng gia tăng nợ nhằm nâng cao hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp

Theo kết quả hồi quy, trong giai đoạn 2012-2017, ta thấy biến CTV có tác động tích cực đến HQKD của DNXD và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả 2 mô hình điều này cho thấy các DNXD có tỷ nợ vay trong tổng tài sản cao sẽ mang lại HQKD tốt hơn. Hơn nữa, kết quả phân tích hồi quy phân vị cho thấy, ở các mức phân vị thấp thì biến CTV có tác động tích cực mạnh hơn tới HQKD khi ở mức phân vị cao. Điều này càng khẳng định thêm các DN có HQKD ở mức thấp khi sử dụng nợ vay sẽ hiệu quả

cao hơn vì vậy cần mở ra thêm nhiều khả năng tiếp cận vốn vay đối với những DN

đang có mức HQKD thấp. Thực tiễn hoạt động cho thấy DNXD đặc biệt là các DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ với nhu cầu thiếu hụt nguồn vốn, khó tiếp cận với nguồn vốn nợ vay trong khi đó việc sử dụng nợ vay sẽ làm giảm chi phí tài chính cho DN (vì chi phí nợ vay sẽ thấp hơn chi phí VCSH) đồng thời mang lại lợi ích từ tấm lá chắn thuế

và lãi vay cho DN. Do đó, để nâng cao giá trị của DN việc duy trì cấu trúc vốn nghiêng về gia tăng nợ là cần thiết. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia được tiến hành phỏng vấn thì cho rằng “Tiếp cận tín dụng vẫn là một trong những “điểm nghẽn” quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp cho biết thêm: “Các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu hoạt

động, đang trong giai đoạn khởi nghiệp sử dụng vốn nợ rất ít, nếu không muốn nói là không có sử dụng nợ. Các doanh nghiệp mới với sự không chắc chắn cao có thể phải trải qua một thời gian đầy khó khăn để tìm được tài trợ bằng vay nợ, nên thường thì các hoạt động của họ hầu hết được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu”. Với 98% là các doanh nghiệp tư nhân trong toàn ngành xây dựng trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khối doanh nghiệp này đang rất cần sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ

ban ngành thông qua các chính sách hỗ trợ để khối doanh nghiệp này có thể làm tăng thêm giá trị gia tăng, góp phần nâng cao HQKD thông qua một CTNV tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình. Ngoài việc tìm nguồn tài trợ từ các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng, các DN cũng có thể mở rộng các kênh tài trợ thông qua việc liên kết, liên doanh với các đối tác đầu tư hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng là một địa chỉ được ưa thích đối với nhiều DN đang trên đà tăng trưởng mạnh ở nhiều nước trên thế

giới. Việc phụ thuộc quá vốn vào nguồn vốn ngân hàng làm cho các DN gặp rất nhiều hạn chế. Một trong những giải pháp cung cấp nguồn vốn dài hạn hiệu quả mà các

DNXD nhỏ và vừa hiện nay nên áp dụng là hình thức thuê mua tài chính. Nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động thuê mua tài chính phát triển là do nó thể hiện hình thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch. Việc huy

động vốn bằng việc đi thuê tài chính có lợi thế rất tốt để tài trợ cho các dự án đầu tư

dây chuyền công nghệ hay cải tiến máy móc. Việc này cũng giúp cho DN nhỏ và vừa

đang sử dụng đúng mục tiêu chiến lượckinh doanh dài hạn.

b. Xác định giới hạn an toàn trong việc sử dụng nợ của doanh nghiệp

Việc xác định hệ số nợở mức an toàn là một vấn đề mà các DNXD cần quan tâm nhằm đảm bảo mức độ an toàn tài chính. Một trong những phương pháp để xác định tỷ

lệ nợở mức an toàn là sử dụng mô hình chỉ số Z. Thông qua xác định chỉ số Z, DN có thểđưa ra tỷ lệ nợở giới hạn nhất định nhầm đảm bảo cho DN chưa phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Chỉsố Z là một công cụđể phát hiện dấu hiệu báo trước về khả năng phá sản của một DN. Chỉ số Z dược phát minh bởi giáo sư Edwward I.Altman thông qua nghiên cứu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ (Altman, 1977). Cho đến nay việc

ứng dụng hệ số Z để cảnh báo nguy cơ phá sản được phổ biến ở các quốc gia khác nhau và đưa ra kết quả có độ tin cậy khá cao. Trong nghiên cứu của Altman (1977) ban đầu chỉ số Z được thiết lập để đo lường nguy cơ phá sản đối với các DN thuộc nhóm DN đã cổ phần hóa trong ngành sản xuất theo mô hình 1 dưới đây:

-Mô hình 1: Đối với các DN đã cổ phần hóa, ngành sản xuất

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,99X5 (5.1)

Trong đó:

X1 : Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản X2 : Tỷ trọng lợi nhuận để lại trên tổng tài sản

X3: Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản X4: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ

X5: Doanh thu thuần trên tổng tài sản

+ Nếu Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn – chưa có nguy cơ phá sản

+ Nếu 1,8 <Z< 2,99: DN nẳm trong vùng cảnh báo – có thể có nguy cơ phá sản + Nếu Z< 1,8: DN nằm trong vùng nguy hiểm – nguy cơ phá sản cao

Từ mô hình 1, chỉ số Z được Edwward I.Altman đã phát triển ra Z’ và Z” để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của DN như sau:

- Mô hình 2: Đối với DN chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất

Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 (5.2) + Nếu Z’ > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn – chưa có nguy cơ phá sản

+ Nếu 1,23 <Z’< 2,99: DN nẳm trong vùng cảnh báo – có thể có nguy cơ phá sản + Nếu Z’< 1,23: DN nằm trong vùng nguy hiểm – nguy cơ phá sản cao

Chỉ số Z” có thể được dùng ở hầu hết các ngành, các loại hình DN. Vì vậy, sự

khác nhau khá lớn của X5 đã được đưa ra khỏi phương trình. Công thức tính chỉ số Z”

được điều chỉnh như sau:

Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (5.3)

+ Nếu Z” > 2,6: DN nằm trong vùng an toàn – chưa có nguy cơ phá sản

+ Nếu 1,23<Z”< 2,6: DN nẳm trong vùng cảnh báo – có thể có nguy cơ phá sản + Nếu Z”< 1,2: DN nằm trong vùng nguy hiểm – nguy cơ phá sản cao

Đối với DNXD do tồn tại một số DN liên doanh tổ chức dưới hình thức công ty TNHH, việc áp dụng mô hình 3 để tính chỉ số Z” cho các DN là”phù hợp.

c. Xây dựng mô hình cấu trúc tài chính phù hợp với đặc thù của từng nhóm doanh nghiệp

CTTC cần được thiết kế trên cơ sởđặc thù của mỗi DN gắn với tình hình thực tế

của từng DN. Bối cảnh suy thoái kinh tế những năm qua nảy sinh nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến DN phải thực hiện tái cấu trúc. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể, DN lựa chọn phương thức CTTC hợp lý. Đối với các DNXD có thể triển khai mô hình CTTC theo các nhóm DN như sau:

Đốivi DN kinh doanh thua l kéo dài: Kinh doanh thua lỗ khiến cho giá trị tài sản cũng như VCSH của DN bị hao hụt dần. Nếu tình trạng này bị kéo dài, VCSH sẽ

bị hao hụt nhanh chóng, vô hình chung khiến hệ số nợ ngày càng tăng và rủi ro tài chính ngày càng đe dọa sự tồn tại của DN. Khi rơi vào tình trạng này, một mặt đòi hỏi DN phải tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, mặt khác cần hoàn thiện CTTC để cải thiện tình hình tài chính. Để giảm lỗ, DN cần cắt bớt những chi phí không cần thiết, hạn chế

khoản vay đầu tư vào những dự án chưa thu lời được ngay, chấp nhận thu hẹp ngành nghề, rút bớt chi nhánh thiếu hiệu quả, đẩy mạnh doanh thu, đồng thời DN nên thực hiện đàm phán ngay với các chủ nợ thông qua các giải pháp như chuyển đổi nợ thành vốn góp, bán nợ cho các chủ nợ khác, cơ cấu lại thời hạn thanh toán, cho phép thêm vào các điều khoản bổ sung hợp lý vào các hợp đồng để giảm thiểu lãi suất vay phải trả... để tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi các hợp đồng vay đến hạn thanh toán.

Đối vi DN m rng quá mc: DN cần đánh giá lại quy mô của DN. Thực tế

cho thấy khi DN mở rộng đầu tư quá mức sẽ dẫn đến sự tăng trưởng quá nhanh thậm chí rơi vào tình trạng quá “nóng”. Điều này trước mắt dễ làm cạn kiệt các nguồn tài chính cũng như khiến cho CTTC mất cân đối nghiêm trọng. Trong trường hợp này,

mặc dù đã huy động tối đa nguồn vốn bên trong nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu DN buộc phải gia tăng huy động vốn từ bên ngoài như vay nợ qua hệ thống ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu và sử dụng tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp quá mức. Để tránh hệ số nợ quá cao, có thể làm DN mất kiểm soát trong trường hợp rủi ro xảy ra, DN phải kiểm soát chặt các dự án, chương trình đầu tư, có kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc tối thiểu cũng có các phương án dự phòng khi yếu tố không thuận lợi xảy ra. Đồng thời giải pháp chia, tách, thanh lý các công ty con, các bộ phận không thiết yếu, thanh lý các tài sản không sinh lời... hoặc sinh lời kém là nhiệm vụ cần thiết.

Đốivi DN quy mô nh, năng lc cnh tranh hn chế: cần xác định chiến lược kinh doanh, tăng cường tái cấu trúc hoạt động nhằm nâng cao HQKD cũng như tích lũy gia tăng quy mô vốn. Các DN năng lực tài chính hạn chế có thể xem xét phương án sáp nhập với các DN khác nhằm mở rộng quy mô và gia tăng năng lực cạnh tranh

Đối vi nhng doanh nghip có năng lc tài chính đảm bo, hot động kinh doanh hiu qumục tiêu tái CTTC nhằm vào: (i) tăng cường năng lực tài chính theo hướng phát triển bền vững; (ii) nghiên cứu khả năng mở rộng quy mô theo chiều dọc hoặc chiều ngang trong đó bao gồm cả nội dung phát triển các lĩnh vực kinh doanh sẵn có, có tiềm lực nhưng tỷ trọng đầu tư còn thấp; (iii) tăng cường năng lực quản trị tài chính tại DN.

Một phần của tài liệu phan-tich-anh-huong-cua-cau-truc-tai-chinh-den-hieu-qua-kinh-doanh-cua-cac-doanh-nghiep-xay-dung-tai147 (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)