NguyễN hữu ĐỨC – Vietcombank đà nẵng
Thăm và tặng quà Trẻ em đường phố Đà Nẵng Ảnh: Phan Thanh Nam
Ông Lê Tuấn Phan – Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Vietcombank Thái Nguyên (bên phải) trao biển tượng trưng cho ông Nịnh Văn Hào - Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch huyện Võ Nhai Ảnh: Vân Thảo
Ông Lê Tuấn Phan – Phó Giám đốc Vietcombank Thái Nguyên (hàng đầu thứ 5 từ trái sang) trao tặng 40 suất quà cho các hộ nghèo tại Huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên
Thăm và tặng quà hộ gia đình nghèo xã Hòa Liên (Hòa Vang)
Thăm và tặng quà hộ gia đình nghèo quận Hải Châu
Đó là mùa Xuân đặc biệt, mùa Xuân bắt đầu “đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ”, là “Xuân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. Cũng bắt đầu từ đó, nhân dân ta được đón những cái Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí dân chủ, bình đẳng, bình quyền, ai ai cũng hưởng trọn niềm vui năm mới đúng với ý nghĩa và truyền thống đích thực mà Đảng và Bác Hồ đem lại. Chính vì lẽ đó, mà mùa Xuân đặc biệt Bính Tuất (1946) này, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đứng đầu Nhà nước có đến ba bài thơ và bốn bức thư chúc Tết, mừng Xuân gửi đến đồng bào, chiến sĩ cả nước… Trong cuộc đời của Bác, chưa có năm nào, Bác có Thơ và Thư chúc Tết nhiều như Tết Độc lập đầu tiên năm Bính Tuất (1946). Trong không khí linh thiêng, nồng ấm của Giao thừa năm ấy, đồng bào và chiến sĩ cả nước xúc động
đón nhận và lắng nghe Thư và Thơ chúc Tết của Người. Lời chúc đầu năm mới của Bác là lời chúc Tết tốt đẹp nhất, mong muốn đem đến mọi sự tốt lành, tiến bộ và thành công… với một tâm trạng phấn khởi, hào hứng:
“Tết này mới thật Tết dân ta, Mấy chữ chào mừng báo Quốc gia. Độc lập đầy vơi ba cốc rượu. Tự do vàng đỏ một rừng hoa. Muôn nhà chào đón xuân dân chủ, Cả nước vui chung phúc cộng hòa”
(Mừng Báo Quốc gia Xuân Bính Tuất – 1946)
Cũng Tết năm đó, trong Thư gửi đồng bào cả nước nhân dịp năm mới, Bác viết:
“Hôm nay là mồng một Tết năm Bính Tuất. Ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành.
Tôi riêng chúc các gia quyến của các chiến sĩ thân yêu, năm mới vui vẻ.
Năm mới, đồng bào ta sẽ phấn đấu cho một đời sống mới, ai cũng góp sức vào cuộc kháng chiến lâu dài, để làm cho nước ta được hoàn toàn tự do, độc lập.
Năm mới đồng bào ta đoàn kết càng chặt, tranh đấu càng mạnh, sản xuất càng nhiều…”
Hòa chung niềm vui lớn, mùa Xuân năm 1946 cũng là mùa Xuân đầu tiên toàn dân ta thực hiện sứ mệnh cao cả của mình - Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhằm “Tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã kiên quyết đoàn kết chặt chẽ; kiên quyết chống bọn thực dân; kiên quyết đấu tranh quyền độc lập”. Vì, “từ xưa đến nay, toàn quốc chưa bao giờ tuyển cử vì xưa dân chưa bao giờ làm chủ mình, xưa dân phải nghe theo lời vua quan, sau phải nghe thực dân Pháp, Nhật… Ta phải hy sinh nhiều mới
có quyền cầm được lá phiếu… mới đòi hỏi được quyền bầu cử”. Với ý nghĩa thiêng liêng đó, ngày 06 tháng 01 năm 1946, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, sự bao vây chống phá quyết liệt của các thế lực thù trong, giặc ngoài đang rắp tâm phá hoại nền Cộng hòa non trẻ của chúng ta, đồng bào ta từ miền xuôi lên miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, không phân biệt thành phần, giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc… đã cùng nhau đi bỏ phiếu bầu Quốc hội Khóa đầu tiên, thể hiện quyền công dân của một nước Việt Nam tự do, độc lập; kịp thời khẳng định sự hợp hiến và hợp pháp của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước quốc dân và thế giới, đặng cùng nhau đoàn kết để “quyết đem tất cả tinh thần và tính mạng, sức lực và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, với tinh thần bất khuất “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”
Cũng từ mùa Xuân Bính Tuất (1946), Quốc hội khóa I ra đời với 333 đại biểu, gồm đầy đủ các tầng lớp, thành phần xã hội tham gia, nhằm đại diện cho ý chí, nguyện vọng và khát khao bảo vệ nền tự do, độc lập của toàn thể nhân dân Việt Nam, để cùng với Chính phủ và các đoàn thể yêu nước sát cánh bên
nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ “Kháng chiến và kiến quốc” với phương châm “Trường kì kháng chiến – toàn dân, toàn diện” nhằm chiến đấu và chiến thắng cuộc tái xâm lược của thực dân Pháp, rồi sau đó là cuộc trường chinh “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược“thực dân mới” của Đế quốc Mỹ và chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa, thực hiện trọn vẹn ước mơ cháy bỏng “Không có gì quý hơn độc lập tự do…”
Vượt lên tất cả, bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng ý chí, khát khao “độc lập, tự do”, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nhất tề đứng lên thực hiện lời hẹn ước của Bác năm nào:
“Bao giờ kháng chiến thành công Chúng ta cùng uống một chung rượu đào
Tết này ta tạm xa nhau Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy” Vậy mà, qua suốt ba mươi năm trời ròng rã, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Quốc hội, nhân dân đồng lòng diệt Pháp, đuổi Mỹ, đưa đất nước về trọn niềm vui trong mùa Xuân toàn thắng (1975), cả nước rợp bóng cờ sao, Bắc – Nam sum họp một nhà, cùng cất cao tiếng hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” trong
niềm hân hoan vô bờ bến. Để rồi từ đây, độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc lại trở về trên đất nước Việt Nam thân yêu. Trải 70 mùa Xuân “Dân chủ Cộng hòa” với biết bao thăng trầm của lịch sử, để đến hôm nay, sau hơn 40 năm hòa bình, thống nhất, non sông liền một dải và qua 30 năm đổi mới đất nước, hội nhập sâu rộng với thế giới bên ngoài, càng làm cho hình ảnh, vị thế của đất nước Việt Nam trở nên thăng hoa, lan tỏa, được cộng đồng Quốc tế đánh giá cao và ghi nhận. Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu đã vươn lên tầm cao mới, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, đang hướng đến nước công nghiệp hiện đại; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao về mọi mặt… Thành quả đó đã thấm sâu vào tâm thức, đời sống của mỗi một người dân nước Việt theo định hướng và mục tiêu“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”, mà Đảng ta luôn hướng đến, để mỗi mùa Xuân về, nhân dân khắp nơi lại được đón Tết “Thật sự Tết dân ta” và nhà nhà hân hoan “Chào đón Xuân dân chủ”, cả nước “vui chung phúc Cộng hòa” như lời chúc Tết, cũng là niềm mong ước khôn nguôi của Bác Hồ kính yêu trong ngày Xuân độc lập đầu tiên năm Bính Tuất (1946) của 70 năm về trước. q
NguyễN ĐÌNh DũNg – huế