ĐA DẠNG, PHONG PHÚ CỦA HỆ SINH THÁI TRE

Một phần của tài liệu So 8-2019_compressed (1) (Trang 50)

hệ sinh thái tre xanh của Việt Nam

Làng tre Phú An có tên đầy đủ là Khu Bảo tàng sinh thái tre và bảo tồn thực vật Phú An, thuộc xã Phú An (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương), được đánh giá là có bộ sưu tập tre lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây lưu giữ khoảng 1.500 bụi tre với 300 mẫu tre, trúc, nứa, thuộc 17 giống (chiếm 90% giống tre của Việt Nam). Trong đó, có nhiều giống tre quý hiếm như mai ống, vàng sọc, ngà… Đây là khu bảo tồn hệ sinh thái tre xanh đầu tiên tại Việt Nam, cũng như Đông Nam Á. Phú An đã được

nhận Giải thưởng Xích đạo của Liên hợp quốc

về đa dạng sinh học, phục vụ cho phát triển cộng đồng, ứng phó với biến đổi khí hậu (năm 2010); được công nhận là thành viên của Hiệp hội các vườn thực vật nổi tiếng Pháp từ năm 2016.

ĐA DẠNG, PHONG PHÚ CỦA HỆ SINH THÁI TRE SINH THÁI TRE

Làng tre Phú An có tổng diện tích khoảng 3 ha, không gian thoáng đãng, được thiết kế thành 2 khu: Khu bảo tàng và khu nghiên cứu. Tại khu bảo tàng, tre được trồng theo đúng thổ nhưỡng và khí hậu từng loài, có giống phải trồng trên gò đất cao, bởi chúng sống ở cao nguyên; nhiều bụi được trồng quanh ao, đầm ngập nước, vì là loài sống ở đồng bằng. Đến Khu bảo tàng làng tre An Phú, du khách sẽ

thấy được sự đa dạng, phong phú của hệ sinh

thái tre và tham quan các sản phẩm độc đáo làm từ chính loài cây này, tạo nên khung cảnh miền quê Việt Nam hiền hòa và thơ mộng.

Khu nghiên cứu dành cho các chuyên gia, sinh viên để khám phá, tìm kiếm phương thức bảo tồn và phát triển giống tre. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để những người yêu thiên nhiên, thích sự tĩnh lặng tìm hiểu về phương pháp gây giống, phát triển các loại tre thông qua hình ảnh, mô hình, phim tư liệu… Các bộ sưu tập tre được bố trí theo từng khu vực, có chỉ dẫn cụ thể như tên địa phương, tên khoa học, tọa độ tìm thấy, thời gian, tên người sưu tập và bảng mô tả khoa học bằng 3 thứ tiếng Việt, Pháp, Anh. Đặc biệt, làng Tre Phú An đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện mô hình trồng rau an toàn và nghiên cứu, phát triển mô hình trồng nấm từ cây

lục bình, vừa có thực phẩm sạch, vừa giải quyết vấn đề lục bình dày đặc trên sông, gây ô nhiễm nguồn nước.

Hàng năm, làng tre Phú An đón tiếp

gần 30.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, nghiên cứu về công tác bảo tồn tre xanh Việt Nam. Đây cũng là nơi cung ứng cây giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng tre, cây cảnh cho các trường học, cơ quan, doanh trại quân đội, góp phần cải thiện môi trường và tạo mảng

xanh trên địa bàn huyện Bến

Cát (Bình Dương).

Cát (Bình Dương). hình thành dựa trên công trình nghiên cứu khoa học của TS. Diệp hị Mỹ Hạnh; tiếp đó là Dự án Khu bảo tàng sinh thái tre và bảo tồn thực vật Phú An; Chương trình hợp tác giữa

tỉnh Bình Dương, vùng Rhône - Alpes (Pháp), Vườn thiên nhiên Pilat (Pháp) và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2003 - 2008). Đến tháng 4/2008, Dự án khánh thành, chia thành 2 Trung tâm hoạt động độc lập, bắt đầu đưa vào

phục vụ hoạt động du lịch.

Mục đích của TS. Diệp hị Mỹ Hạnh khi phát triển làng tre Phú An là nghiên cứu khoa học về sưu tập, bảo tồn tre; tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường từ tre và nâng cao giá trị cây tre Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, vì cây tre sinh trưởng nhanh, có sinh khối lớn nên khả năng cố định các bon cao. Cùng với đó, tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho sinh viên trong và ngoài nước về bảo tồn đa dạng sinh học, BVMT thông qua Chương trình Lớp học Xanh; tạo ra nơi tham quan cho cộng đồng, giúp tăng cường truyền thông về bảo

Một phần của tài liệu So 8-2019_compressed (1) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)