III. Tổ chức và quản lý kênh phân phối 1 Tổ chức kênh phân phối.
2. Nhu cầu khách hàng.
Khi kinh tế phát triển sức mua của người tiêu dùng cũng mạnh hơn, sản phẩm mỗi lúc cũng tinh tế hơn. Vì vậy cho phép người tiêu dùng có thể mua những hàng hóa ưa thích. Điều này được thể hiện qua các chỉ số sau đây:
Bảng 3.4 - Tốc độ phát triển và tăng trưởng GDP Việt Nam Trong các năm 2000 – 2006 ( nguồn: niêm giám thống kê tháng 04/ 2007)
Chỉ tiêu. Năm
GDP (tỷ đồng)
Lượng tăng GDP tuyệt đối liên
hoàn.
Tốc độ tăng liên hoàn.
2001 292.535,00 18.896,00 6,89 2002 313.247,00 20.712,00 7,08 2002 313.247,00 20.712,00 7,08 2003 336.242,00 22.995,00 7,34 2004 362.989,00 26.193,00 7,79 2005 393.834,00 30.554,00 8,43 2006 425.096,20 32.107,20 8,17
Khi tốc độ GDP tăng thì GDP bình quân đầu người cũng tăng điều này được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 3.5 – GDP đầu người Việt Nam từ năm 1996 – 2006.
Đơn vị tính: USD 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
337 361 360 374 401 413 443 489 553 618 655
( nguồn: niêm giám thống kê tháng 04/năm 2007)
Qua bảng số liệu trên cũng cho ta thấy khi GDP tăng thì kéo theo GDP bình quân thu nhập đầu người cũng tăng điều này cho thấy nhu cầu và mức sống của người tiêu dùng cũng tăng theo. Về mặt hàng sữa bột hiện nay trên thị trường Việt Nam có đến 22 loại thương hiệu, trong đó thương hiệu ngoại nhập chiếm đến 15 thương hiệu. Theo số liệu ước tính năm 2005 Việt Nam đã chi tiêu khoảng 13 tỷ đồng sữa các loại (nguồn số liệu báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 03/08/2007). Vì vậy tốc độ tăng trưởng của ngành này cũng ngày càng cao hơn. Những sản phẩm đang chiếm lĩnh thị trường là những sản phẩm ngoại nhập. Một điểm thuận lợi khác là người tiêu dùng Vịêt Nam có tâm lý chuộng hàng ngoại nhập, thương hiệu nổi tiếng, lâu năm. Sản phẩm Abbott hiện nay được tiêu thụ
mạnh nhất là ở miền Đông Nam Bộ, đứng đầu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là một thị trường lớn và tiềm năng, đòi hỏi công ty phải đầu tư và phát triển thị phần, đảm bảo có một hệ thống phân phối vững chắc.