Kinh nghiệm nâng cao Chất lượng tín dụng Doanhnghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu 0298 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 120)

vừa của một số Ngân hàng trên thế giới và bài học cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Sở Giao dịch 1

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng tín dụng

Thái Lan

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp để cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau:

- Thái Lan tiến hành đóng cửa 52 ngân hàng thương mại và công ty tài chính, tổ chức tiền hành sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cho phù hợp hơn.

- Các NHTM Thái Lan cố gắng hơn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định, phân loại

và lựa chọn khách hàng, hạn mức cho vay đối với khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có, các khoản nợ ngoại bảng không vượt quá 50% vốn, các NHTM

không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứng nhận nợ của một công ty, bên cạnh đó các ngân hàng thương mại thực hiện 100% dự phòng đối với khoản nợ đáng nghi ngờ.

- Chính phủ tiến hành thành lập công ty quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý nợ khó đòi, tiến hành thu hồi nợ.

Với những kiên quyết trong cải cách ngân hàng, đồng thời với sự trợ giúp của IMF đã giúp Thái Lan hồi phục sau khủng hoảng.

sbv.gov.vnj [9] • Trung Quốc

Năm 1998 Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước trong 3 năm, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bao gồm:

- Chính phủ Trung Quốc đã bán hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém, tách các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước ra khỏi bảng cân đối kế toán ngân hàng.

- Xóa bỏ các chi nhánh kinh doanh thua lỗ của NHTM quốc doanh, thành lập các ngân hàng TMCP ở 300 thành phố.

- Năm 1999 thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM.

Với những nỗ lực trên Trung Quốc đã từng bước tháo gỡ những tồn tại yếu kém của hệ thống ngân hàng, nhanh chóng đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng nhằm thực hiện xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

(Nguồn: Bài viết “ Một số kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Trung Quốc” - Phạm Mạnh Hùng - sbv.gov. vn) [9]

1.3.2 Bài học cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh

Sở Giao dịch 1

Từ một số kinh nghiệm của một số nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 như sau:

- Tiến hành lựa chọn, phân loại khách hàng, xây dựng các tiêu thức xếp hạng

khách hàng ngay khi ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay với khách hàng, ưu

- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, phát triển các sản phẩm tín dụng mới, bắt buộc khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 15 % - 30% vốn tự có.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, quá trình sử dụng vốn, và thu hồi vốn của ngân hàng.

- Các khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp cầm cố hay bảo lãnh.

- Phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.

- Phân loại nợ để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.

- Xây dựng chính sách cho vay có đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực, các khu vực của nền kinh tế. Thiết lập cơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định và hợp lý.

- Xây dựng kênh thu thập thong tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng.

- Bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng trưởng ổn định trong một thời gian dài. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của các DNNVV - các doanh nghiệp có bước phát triển nhanh về số lượng, tham gia vào các loại hình kinh tế và đóng góp vào sự tăng trưởng GDP, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Trong tương lai, nhu cầu vốn của các DNNVV ngày càng tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất để tạo năng lực mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển hiệu quả và cạnh tranh được trên thị trường, các doanh nghiệp cần có một lượng vốn không nhỏ trong khi vốn tự có chỉ đáp ứng được phần nào nên nhu cầu về vốn của các DNNVV là rất cấp thiết. Vì vậy, Ngân hàng chính là nơi mà các doanh nghiệp này tìm đến để giải quyết các khâu về vốn. Tuy nhiên trong những năm qua, vấn đề tín dụng đối với các DNNVV gặp không ít khó khan và tồn tại như: sự an toàn, chất lượng, hiệu quả,... .đặc biệt là vấn đề chất lượng của các khoản tín dụng

Chất lượng tín dụng đối với các DNNVV cũng tương tự như đối với các đối tượng khác. Tuy nhiên, đối với loại hình DNNVV, ngân hàng cần dùng một số biện pháp áp dụng sao cho phù hợp với loại hình DNNVV để vừa đảm bảo an toàn và chất lượng cho ngân hàng, đồng thời vẫn đảm bảo sự thoả mãn cũng như đáp ứng nhu cầu kịp thời của các doanh nghiệp này. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trong đó có MB. Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là một vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với các ngân hàng, vì vậy chất lượng tín dụng liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

1 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1 Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh Sở giao dịch 1

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội

Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 và có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh “Military commercial joint stock bank” là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP do Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng 09 năm 1994 và quyết định số 00374/GP -UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn hiện nay vốn điều lệ của MB là 11.256 tỷ đồng, MB có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với Hội sở chính tại Thành phố Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào, 1 chi nhánh tại Campuchia, 224 Chi nhánh và các điểm giao dịch tại 24 tỉnh và thành phố trên cả nước với hơn 6.000 cán bộ nhân viên.

Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của MB bao gồm:

- Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam;

- Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật;

- Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật;

- Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;

- Mua bán, gia công, chế tác vàng;

đồng) của MB 1 Công ty cô phần chứng khoán MB (MBS) Môi giới đầu tư và kinh doanh chứng khoán 1221.00 79,52% J<ιBCap∕⅛/ Công ty Cô phần quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital) Quản lý Quỹ đầu tư 200.00 84,65% ⅛B>mc,j Công tyTNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB AMC) Quản lý nợ và khai thác tài sản 1,082.6 8 100,00% ^4 JkBΔΛΛrD CÕNG TY CÕ PHẨN DỊA Óc MB Công ty Cô phần Địa ốc MB (MB Land) Đầu tư và Kinh doanh bất động sản 653.73 66,14% ^5 Viet REMAX Công ty Cô phần Việt REMAX Đầu tư phát triển dự án trụ sở MB tại TP.HCM 100.00 80,00%

Chi nhánh

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của MB - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1

Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Sở giao dịch 1 là một trong số 224 chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội. Ngày 4 -11-1994, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) chính thức ra đời với trụ sở chính của Ngân hàng cũng là chi nhánh duy nhất lúc mới thành lập đặt tại 28A Điện Biên Phủ (Hà Nội). Năm 2005, MB chính thức đưa thông điệp về một sự khởi đầu cho những bước tiến mạnh mẽ, gắn với việc di chuyển đến trụ sở ở số 3 Liễu Giai.Đó là tòa nhà 12 tầng được xây dựng trên diện tích 1.500 m2.MB lúc đó là ngân hàng cổ phần đầu tiên có trụ sở khang trang, tiện ích.

Hơn 20 năm sau ngày thành lập, ngày 21-12, nhân kỷ niệm 69 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2013), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khánh thành trụ sở mới của mình tại 21 Cát Linh (Hà Nội). Đây là lần thứ hai, MB di chuyển trụ sở chính.

Chức năng của Sở giao dịch tương đường với chi nhánh cấp 1 với nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng, thẩm định tài chính và năng lực khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng và các khoản dư nợ khác,...

Sơ đồ tổ chức quản lý của Sở giao dich: Sở giao dịch hiện có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và khoảng hơn 200 chuyên viên .Sơ đồ tổ chức cụ thể

Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức của MB - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1

Tại sở giao dịch Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Sở giao dịch 1 có 5 phòng ban:

+ Phòng Hành chính nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Phục vụ công tác hành chính, đảm bảo an toàn cho các chuyến chuyển tiền. Làm công tác tham mưu cho lãnh đạo trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực.

+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các nghiệp vụ cho đối tượng là các doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ cho vay, nhận tiền gửi, thanh toán, bảo lãnh,...

+ Phòng Khách hàng cá nhân: Đáp ứng các nhu cầu của khách hàng cá nhân như vay vốn, gửi tiền, thanh toán,.

+Phòng Hỗ trợ tín dụng: Thực hiện hỗ trợ cho Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp về các nghiệp vụ soạn thảo, giải ngân, phát hành bảo lãnh, hạch toán khoản vay,.

+ Phòng dịch vụ khách hàng:Cung cấp các dịch vụ thẻ, thanh toán, chiết khấu cho khách hàng

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Sở Giao Dịch

2.2.1. Bối cảnh nền kinh tế giai đoạn từ 2011-2015

Giai đoạn từ 2011- 2015, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến nước ta. Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro; các ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu... Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo

sát sao của Đảng, Chính phủ, cùng với sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành từ Trung ương đến địa phương, ngành đã hoàn thành xuất sắc những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong thời gian qua.

Hệ thống ngân hàng đã thực sự là huyết mạch và đáp ứng trên 80% nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng đã được đầu tư hiệu quả và điều chỉnh mạnh mẽ theo hướng tập trung cho các lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm, góp phần tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội, mang lại kết quả ấn tượng trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu. Đặc biệt, trong năm 2011-2013, ngành đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, cùng với các giải pháp đồng bộ khác, góp phần quan trọng vào kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.

NHNN và toàn ngành ngân hàng đã triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện

thanh toán và tín dụng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề

ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát và từng

bước giảm dần tốc độ tăng giá. Ước cả năm 2011, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng khoảng 10% so với tháng 12/2010 (chỉ tiêu là khoảng 15-16%); tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 12% (chỉ tiêu là dưới 20%).

NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) kiểm soát tăng trưởng tín dụng; giám sát việc bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cũng như tình hình thanh khoản của các TCTD; xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh; tăng cường công tác thông tin truyền thông; tổ chức các cuộc đối thoại giữa

vướng mắc; đưa ra khỏi danh mục tín dụng phi sản xuất đối với một số loại hình cho vay;... Nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt với khối lượng và lãi suất hợp lý nhằm kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ, hạn chế tối đa sử dụng các biện pháp hành chính.

Lãi suất huy động tăng cao ở những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 9/2011, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất huy động bằng VND ở mức không quá 14%/năm. Lãi suất liên ngân hàng ở mức cao trong 4 tháng đầu năm nhưng đã giảm từ tháng 5/2011 đến nay, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu từ mức phổ biến 18-21%/năm xuống còn 16-19%/năm. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ; thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.

Bước sang năm 2012, các DNNVV Việt Nam đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thử thách đến từ những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước. Lãi suất cho vay của các NHTM dao động từ 18 - 21%/năm. Đây là mức chi phí không nhỏ đối với các DNNVV. Do vậy mà các DNNVV cần phải có những điều chỉnh, phương án kinh doanh hợp lý để có thể kết thúc năm với một kết quả tốt. Các NHTM cũng cần có những chính

Một phần của tài liệu 0298 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 120)

w