Kiến nghị với MB

Một phần của tài liệu 0298 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 128 - 132)

Khách hàng mục tiêu của MB là DNNVV nhưng chính sách tín dụng của MB lại có phần phân biệt đối xử giữa các DNNVV thuộc khối quốc doanh và các DNNVV ngoài quốc doanh, biểu hiện là dư nợ DNNVV thuộc khu vực nhà nước rất ít chỉ chiếm từ 10%-20%. Mặc dù các doanh nghiệp này có sự bảo trợ của nhà nước nhưng không hẳn doanh nghiệp nào làm ăn cũng không tốt, các doanh nghiệp này lại thường kinh doanh những ngành nghề then chốt lên ngày càng phát triển. Vì vậy, MB nên xây dựng cho mình một chính sách cho vay phù hợp với đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp để khai thác tối đa thị thường, tăng dư nợ cho vay, tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Quan điểm tín dụng của MB theo “quan điểm tín dụng bảo thủ” tức là MB tuân thủ mọi quy trình quy chế cho vay của NHNN và của MB ban hành, hạn chế quyền phán quyết cho vay của cá nhân chủ yếu xét duyệt thông qua phòng thẩm định và hội đồng tín dụng. Điều này có mặt tích cực là giúp ngân hàng giảm thiểu đáng kể rủi ro. Theo đó hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ phải đi trình tự từ phòng này sang phòng khác (Phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng), thủ tuc vay sẽ rất lâu, phức tạp, thời gian xử lý hồ sơ để giải ngân cho khách hàng sẽ rất lâu. Quyền phán quyết cho vay so với các ngân hàng khác là hơi khắt khe. Như thế với khách hàng có thể dẫn đến chậm tiến độ thi công, hoặc cũng có thể mất đi cơ hội kinh doanh của khách hàng. Để nâng cao uy tín của mình là ngân hàng hướng về doanh nghiệp vừa và nhỏ thì MB nên nghiên cứu chính sách đơn giản hóa quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhưng vẫn đảm bảo, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, tránh không để khách hàng phải đi lại nhiều tạo điều kiện khách hàng được tiếp cận vốn nhanh nhất.

MB cũng nên xây dựng cho mình một hệ thống thông tin đa dạng thông suốt trong toàn hệ thống. Hiện nay việc thu thập thông tin về khách hàng để

phục vụ cho vay (MB chỉ có 2 kênh thông tin từ NHNN và do tự MB lưu trữ) như thế không cập nhật nhanh chóng được về thông tin của khách hàng. Do đó MB nên liên kết với các ngân hàng khác để làm tốt hơn điều này. Hiện nay các ngân hàng khác còn thu thập thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Đội ngũ cán bộ nhân việc của MB là cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, MB nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tín dụng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Hoạt động tín dụng cho các DNNVV trong thời gian qua đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình tín dụng cho các DNNVV trong thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Phần lớn các DNNVV có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất còn hạn chế, cơ sở vật chất nghèo nàn. Nhiều DNNVV chưa tạo dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường và thiếu TSBĐ. Vì vậy, hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này còn hạn chế. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế của các DNNVV dễ gặp rủi ro do thiếu thông tin, chế độ báo cáo, kế toán chưa theo chuẩn mực cũng phần nào gây khó khăn cho các TCTD khi thẩm định các dự án, phương án vay vốn của doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV thì ngoài việc thực hiện các giải pháp của chính bản thân ngân hàng thông qua việc hoàn thiện các chính sách tín dụng, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, tăng cường công tác marketing, hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro,... xếp hạng tín dụng theo hướng đơn giản hóa, phù hợp với đặc điểm của DNNVV đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Thiết lập hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin đánh giá các loại khách hàng để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Mạnh dạn cho vay tín chấp đối với các khách hàng truyền thống và có hoạt động kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, để chất lượng tín dụng được nâng cao còn cần sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước, Chính phủ như thiết lập các khung pháp lý cho DNNVV, các chính sách hỗ trợ thông qua các quỹ hỗ trợ tín dụng, các trung tâm tư vấn hỗ trợ cho các DNNVV và các chính sách vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nước.

KẾT LUẬN

DNNVV là một bộ phận kinh tế quan trọng và ngày càng có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. DNNVV có nhiều lợi thế, nhiều tiềm năng để phát triển. Nhà nước cũng có nhiều chính sách, chương trình trợ giúp nhằm phát triển các DNNVV, tuy nhiên với đặc điểm là quy mô nhỏ, phân bố rộng khắp, dễ dàng thích ứng với những thay đổi nhưng với khả năng tài chính yếu, nguồn vốn ít nên DNNVV rất cần sự tài trợ vốn thông qua kênh hỗ trợ tín dụng chính thức từ các NHTM.

Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề quan tâm của hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và MB - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 nói riêng. Vì chất lượng của các khoản tín dụng ảnh hưởng trực tiêp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng, mặt khác tín dụng có tác động trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Là một ngân hàng lớn, giữ một vị thế quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng MB nói chung và MB - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 nói riêng đã thực hiện chính sách đầu tư phát triển đối với DNNVV. Bên cạnh đó tăng trưởng mở rộng tín dụng phải gắn liền với công tác nâng cao chất lượng tín dụng.

Luận văn đã đưa ra một số quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến liên quan đến hoạt động tín dụng cuả các NHTM; hoạt động của DNNVV; phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng, những mặt đạt được, những hạn chế tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại MB - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 trong giai đoạn 2012-2014 từ đó đưa ra những đề xuất, giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại MB - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1.

Trong thời gian tới cùng với sự chỉ đạo sát sao của MB và nỗ lực của chính bản thân, MB - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 sẽ hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, nâng cao được chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đó phát triển đồng thời đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Ke hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo thường niên Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2014, Hà nội.

2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1999), Nghị định 178/1999/NĐ- CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), Nghị định 90/2001/NĐ- CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định 56/2009/NĐ- CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Sở Giao Dịch (2012-2014),

Báo cáo tổng kết năm 2012 - 2013- 2014, Tài liệu nội bộ.

6. Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Sở Giao Dịch, Báo cáo hội nghị triển khai năm 2015, Tài liệu nội bộ.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Thông tư 07/2003/TT-NHNN về hướng dẫn thực hiện một sổ quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

8. Nguyễn Thế Tràm (2008), Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tài liệu.

Một phần của tài liệu 0298 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w