Bất kỳ một NHTM nào dù quản lý giỏi đến đâu cũng không thể triệt tiêu hoàn toàn nợ quá hạn. Do đó, trong chiến lược quản lý rủi ro tín dụng các NHTM đã chuyển dần từ phòng thủ, bị động sang tích cực, chủ động với nhiều biện pháp khác nhau. Một trong các biện pháp có hiệu quả là trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng.
Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng được trích lập dựa trên cơ sở phân loại tài sản thành các nhóm có độ rủi ro khác nhau theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam; quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 09/6/2005 và quyết định 296/QĐ- HĐQT-NHCT37 ngày 01/8/2007 của Hội đồng quản trị NHTMCP Công thương Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo đó trích lập dự phòng chung theo tài sản “Có” và trích lập dự phòng cụ thể theo tài sản “Có” điều chỉnh theo mức độ rủi ro và sử dụng để xử lý rủi ro theo quy định. Số trích lập quỹ dự phòng rủi ro qua các năm của NHTMCP Công thương chi nhánh Mỹ Hào như sau:
BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP QUỸ Dự PHÒNG BÙ ĐẮP RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHCT MỸ HÀO NĂM 2009 - 2013
- Tông dư nợ 15
6" 302" 367" 5^ 59 2 1.05
- Thu lãi từ hoạt động TD 20,
2
31,5" 58,2 56.
6
113, 1
- Mức sinh lời của vốn tín dụng (%) _______________________ 12,9 5 10,4 3 15,86 9,5 1 10,7 5
(Nguồn: Báo cáo hàng năm 2009-2013 của chi nhánh NHCTMỹ Hào)
Số liệu bảng 2.7 cho thấy: Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh tăng qua các năm, tương ứng với mức tăng tài sản “Có” - tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh; Trích lập dự phòng cụ thể giảm qua các năm tương ứng với nợ quá hạn của Chi nhánh giảm qua các năm, thể hiện sự chuyển biến tích cực về chất lượng tín dụng; những nỗ lực của chi nhánh trong việc kiểm soát nợ quá hạn. Việc giảm nợ quá hạn từ sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro trong năm 2010 là 130 triệu đồng. Việc giảm nợ quá hạn qua các năm là do Chi nhánh đã tích cực trong công tác thu hồi nợ quá hạn như khởi kiện khách hàng ra Toà án, phát mại tài sản,...
2.3.6. Mức sinh lời vốn tín dụng
Mức sinh lời vốn tín dụng = Thu lãi từ hoạt động tín dụng/ Tổng dư nợ
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì lãi từ hoạt động cho vay đối với khách hàng là nguồn đem lại thu nhập chủ yếu. Mặt khác, lãi từ hoạt động tín dụng còn phản ánh chất lượng của khoản tín dụng, vì nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thì họ sẽ thực hiện được kế hoạch trả nợ gốc và lãi theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và từ đó ngân hàng cũng thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình. Vì vậy, các NHTM coi đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng mình.
BẢNG 2.8: MỨC SINH LỜI VỐN TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHTMCP CÔNG THƯƠNG MỸ HÀO NĂM 2009 - 2013
Từ bảng 2.8 cho thấy: Lãi từ hoạt động tín dụng của NHCT Mỹ Hào liên tục tăng qua các năm từ 20,2 tỷ đồng (năm 2009) lên 31,5 tỷ đồng (năm 2010) và 113,1 tỷ đồng (năm 2013), chứng tỏ dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng qua các năm. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là chất lượng tín dụng tăng, thể hiện ở mức sinh lời vốn tín dụng trong khoảng 10%. Ngoài ra, thể hiện công tác quản lý chất lượng tín dụng của Chi nhánh tăng lên, xử lý nợ quá hạn tốt hơn, quản lý tốt vốn vay làm cho việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng giảm và Chi nhánh đã tận thu lãi qua các năm.
Trong thời gian tới, Chi nhánh cùng với việc tích cực trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng của mình kết hợp với việc mở rộng khối lượng tín dụng bằng cách: mở rộng, cải tiến sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, cải tiến thủ tục giấy tờ, gắn chất lượng với thương hiệu, tạo được lòng tin với khách hàng,... Đây là một thách thức không nhỏ đối với NHCT Mỹ Hào.