NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH MỸ HÀO
Trong quá trình đầu tư vốn, chất lượng tín dụng của Chi nhánh cũng còn một số vấn đề cần quan tâm và giải quyết như: về cơ cấu đầu tư, về khách hàng vay vốn, nợ quá hạn, nợ khó đòi vẫn còn xảy ra. Đây là một vấn đề mà các nhà
quản lý NHTM nói chung và NHCT Mỹ Hào nói riêng rất quan tâm tìm mọi biện pháp xử lý, giải quyết nhằm ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng. Có như vậy, Chi nhánh mới tăng trưởng được dư nợ tín dụng lành mạnh để tồn tại và phát triển.
2.4.1. Kết quả đạt được
Trong mấy năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thị trường bất động sản trong nước phát triển nóng, rồi đóng băng; sự tăng giá của vàng, đồng đôla Mỹ và một số mặt hàng chủ yếu như: xăng dầu, xi măng, sắt thép,... Song kinh tế tỉnh Hưng yên vẫn tiếp tục ổn định và phát triển. Kết quả này có phần đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng, trong đó có NHCT Mỹ Hào, thể hiện trên một số mặt sau đây:
- Quy mô tín dụng mở rộng: Thực hiện định hướng của NHTMCP Công thương Việt Nam, trong vài năm qua NHCT Chi nhánh Mỹ Hào đã có nhiều cố gắng mở rộng vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế. Dư nợ tín dụng năm sau tăng hơn năm trước, nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu vốn cần thiết phục vụ SXKD, góp phần thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước.
Việc tập trung vốn tín dụng để cho vay phát triển kinh tế như: các hộ SXKD, các làng nghề truyền thống tại địa phương, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã khẳng định vai trò to lớn của ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế của tỉnh và các thành phần kinh tế, đảm bảo thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành.
- Chi nhánh đã đổi mới cơ cấu cho vay phù hợp với chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước: Chú trọng vào các ngành nghề tạo sản phẩm cho xã hội, thu hút nhiều lao động, các làng nghề như xay sát gạo, xuất khẩu nông, thổ sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, vật liệu xây dựng, phế liệu, tái tạo hạt nhựa,...
- Nợ quá hạn đã giảm dần qua các năm: Đây là sự phấn đấu nỗ lực của toàn Chi nhánh cũng như của cán bộ làm công tác tín dụng tích cực bám sát, đôn đốc khách hàng kịp thời thu hồi nợ quá hạn khó đòi khi họ có nguồn thu.
- Vòng quay vốn tín dụng cao: Điều này đã khẳng định chi nhánh có sự chú trọng đến chất lượng của hoạt động tín dụng. Mức sinh lời cho hoạt động tín dụng giữ ở mức cao 10%.
- Hoạt động tín dụng được đổi mới, chuyển hướng thực sự theo cơ chế thị trường: phương thức hoạt động kinh doanh đa năng, tác phong làm việc đổi mới với phương châm: “Tin cậy - hiệu quả - hiện đại”, lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu chính của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hiệu quả sử dụng vốn cao, về cơ bản tiền vay đã được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn để SXKD có lãi và trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng đã áp dụng cơ chế chính sách linh hoạt trong khuôn khổ chính sách quy định, có chính sách khách hàng, bám sát thị trường, thu hút khách hàng, thúc đẩy kinh doanh ngày càng phát triển.
Những biện pháp mà Chi nhánh đã áp dụng nhằm đạt được kết quả trên là:
- Thực hiện tốt chính sách khách hàng, đáp ứng yêu cầu với các dịch vụ truyền thống kết hợp với đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.
- Do tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt nên chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp trong công tác huy động vốn cũng như sử dụng vốn hiệu quả như: đa dạng hoá các hình thức huy động với chi phí thấp, áp dụng linh hoạt các điều kiện cho vay, không chỉ cho vay dựa trên cơ sở tài sản bảo đảm mà còn căn cứ vào mối quan hệ khách hàng và tính khả thi của phương án.
- Đã áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý kết hợp với công tác phòng ngừa và kiểm soát các khoản vay cả trước, trong và sau khi cho vay nên đã hạn chế được Nợ quá hạn phát sinh, tăng tính lành mạnh của khoản vay góp phần cải thiện chất lượng tín dụng.
- Ngân hàng đã thực hiện việc phân công trách nhiệm đến từng cán bộ, phòng ban nghiệp vụ, xuống tận cơ sở, địa điểm SXKD của khách hàng để
kiểm tra và đốc thúc khách hàng trong việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, trả nợ ngân hàng đúng hạn.
Ngoài các biện pháp trên Chi nhánh còn thực hiện nhiều biện pháp khác như: sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, tổ chức thu thập thông tin qua nhiều nguồn, đã chú trọng đến quyền lợi của người cán bộ tín dụng nhờ đó tăng thêm trách nhiệm của họ trong công tác, mở rộng mạng lưới chi nhánh,...
Từ kết quả trên chúng ta thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh đã tăng lên rõ rệt. Trên cơ sở đó đã đảm bảo mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, người lao động ngày càng được nâng cao. Đồng thời, đã tạo động lực phát triển kinh tế theo định hướng của Tỉnh, để khắc phục những tồn tại của mình mà trong cùng địa bàn hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng.
Như vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng tín dụng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chi nhánh NHTMCP Công thương Mỹ Hào (tỉnh Hưng Y ên).