Tình hình phân bổ ODA cho nông nghiệp và các ngành khác

Một phần của tài liệu tinh-hinh-su-dung-von-oda-trong-linh-vuc-nong-nghiep-tren-dia-ban-tinh-quang-tri443 (Trang 34 - 35)

1.3 .Lý luận về vai trò của ODA trong phát triển nông nghiệp

2.4. Tình hình sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệptrên địa bàn tỉnh

2.4.1. Tình hình phân bổ ODA cho nông nghiệp và các ngành khác

Đơn vị (Triệu USD)

Biểu đồ 2: Số lượng các dự án ODA trong các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006-2012

Ở biểu đồ 2 cho ta thấy ngành nông nghiệp có số vốn tài trợ ODA đứng thứ 3, chưa kể các dự án thủy lợi không được xếp vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Như vậy, rõ ràng, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành được ưu tiên đầu tư phát

triển, tranh thủ hỗ trợ nguồn vốn từ các nguồn, từ ngân sách trung ương đến địa phương, và các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài như nguồn vốn ODA, giúp ngành nông nghiệp giải quyết khó khăn về vốn.

Bảng 2: Tình hình phân bổ ODA cho nông nghiệp và các ngành khácgiai đoạn 2006-2012 giai đoạn 2006-2012

STT Ngành/lĩnh vực Tổng vốn đầu tư

(triệu USD) Tỷ lệ (%) 1 Nông nghiệp PTNT – XĐGN 149.50 28.39 2 Giáo dục – đào tạo 23.45 4.45

3 Y tế 17.23 3.27

4 Thủy lợi – cấp nước – thoát nước – VSMT 135.28 25.69 5 Điện – giao thông – Đô thị 189.78 36.04

6 Hỗ trợ kỹ thuật 9.65 1.83

7 Du lịch 1.73 0.33

Tổng cộng 526.61 100.00

(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị)

Theo số liệu từ bảng trên, ta thấy Nông nghiệp PTNT – XĐGN chiếm 28.39%, gần 1/3 so với số vốn ODA các nhà tài trợ đầu tư cho nông nghiệp nói chung của tỉnh Quảng Trị, lớn hơn so với các ngành kinh tế khác. Chỉ thấp hơn số vốn đầu tư vào Điện – giao thông – Đô thị, vì đây là một ngành có chi phí đầu tư cao và cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vật chất, giúp cải thiện đời sống cho nhân dân, đồng thời là bước đệm trong tiến trình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển tỉnh Quảng Trị. Ngành nông nghiệp nói chung được các nhà tài trợ và cơ quan chủ quản hướng tới việc phát triển công ăn việc làm, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thuộc các huyện nghèo của Quảng Trị thông qua các dự án phát triển các mô hình trồng rau xanh, chăn nuôi trâu bò, lợn gà hay các kĩ thuật chăm sóc khai thác các vườn tiêu, cao su. Hoặc trồng phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.

Một phần của tài liệu tinh-hinh-su-dung-von-oda-trong-linh-vuc-nong-nghiep-tren-dia-ban-tinh-quang-tri443 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)