1.3 .Lý luận về vai trị của ODA trong phát triển nơng nghiệp
2.4. Tình hình sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệptrên địa bàn tỉnh
2.4.3. Mục tiêu của các nhà tài trợ khi đầu tư cho nông nghiệp
Tùy từng nhà tài trợ và các mục tiêu cụ thể cho từng dự án để các nhà quản lý vạch ra những mục tiêu cụ thể hóa những hành động cho từng dự án cho nông nghiệp, tuy nhiên, tự trung lại, các mục tiêu này xoay quanh các ngành chính sau:
2.4.3.1. Trồng trọt
Đưa một số giống năng suất cao và ổn định phù hợp điều kiện địa phương, đặc biệt chú trọng tăng diện tích lúa nước, diện tích lúa cạn trên đất bằng không thể khai thác được lúa nước. Đồng thời tập trung phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như lạc, ngô, đậu xanh, hồ tiêu xây dựng mơ hình (có hỗ trợ dự án) cây ăn quả như xoài, nhãn, vải, cam, quýt, nhằm tăng thu nhập.
2.4.3.2. Chăn nuôi
Tận dụng triệt để các sản phẩm từ trồng trọt, các bãi cỏ tự nhiên kết hợp các loại thức ăn chế biến để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng và dùng một phần cung cấp thị trường. Từng bước phát triển chăn nuôi bán công nghiệp để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa tập trung, chú trọng khâu chuồng trại, công tác thú y, thức ăn.
2.4.3.3. Lâm nghiệp
Thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp cần giao diện tích đất rừng hiện có đến hộ gia đình quản lý bảo vệ chặt chẽ rừng tự nhiên hiện có, chấm dứt việc khai thác rừng bừa bãi, trái phép. Đồng thời trồng rừng sản xuất trên những diện tích đất khơng thể đưa vào khai thác mục đích nơng nghiệp, dự kiến trồng rừng 150 ha. Đến năm 2013 tăng độ che phủ lên 41.4% có tác dụng bảo vệ chống xói mịn và cải thiện mơi trường sinh thái.