Những thành quả đạt được

Một phần của tài liệu 0388 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại sở giao dịch NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 87)

Quản trị huy động vốn là một trong những nội dung chủ yếu được các nhà quản trị SGD rất quan tâm. Điều này thể hiện khá rõ trong các báo cáo tổng kết qua các năm, các thời kỳ, trong đó chủ yếu tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy mô, cơ cấu và tăng trưởng huy động vốn. Nội dung phân tích được cụ thể hoá thông qua các chỉ tiêu định lượng cụ thể như: Số tiền gửi các loại/Tổng nguồn vốn huy động; Tổng vốn huy động so với Tài

sản Nợ; Dư nợ/Tổng vốn huy động...Từ đó nhà quản trị có những quyết định phù hợp để nâng cao hiệu quả huy động; đồng thời cung cấp thông tin cho NHĐT&PTVN thực hiện quản trị huy động vốn toàn hệ thống. Thành tựu của quản trị nguồn vốn huy động được thể hiện trên các mặt sau:

2.3.1.1. Công tác tổ chức huy động vốn ngày càng hoàn thiện

Trước hết đó là việc xây dựng tốt kế hoạch huy động vốn trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của NHĐT&PTVN cho toàn hệ thống và chỉ tiêu giao cho từng chi nhánh, SGD thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng đơn vị, bộ phận kinh doanh căn cứ nhu cầu vốn kinh doanh và khả năng huy động từng thời kỳ.

Đảm bảo phân công, phân nhiệm đến từng bộ phận, phòng ban liên quan đến huy động vốn, đặc biệt đổi mới, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ phận nguồn vốn. Trong công tác huy động vốn và điều hành vốn thời gian qua, Phòng nguồn vốn đã dần dần trở thành đầu mối trao đổi, thoả thuận và hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các thủ tục có liên quan khi đến gửi tiền tại SGD. Đây cũng chính là bộ phận đưa ra các chiến dịch phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm của SGD; đưa ra các mức lãi suất cụ thể cho từng loại sản phẩm và dịch vụ huy động vốn đảm bảo tính cạnh tranh; tham gia tư vấn về quản trị nguồn vốn huy động, đề xuất giải pháp về khuyến mại, về Marketing, về quảng bá, tiếp thị, phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó, Phòng Kế hoạch tổng hợp còn theo dõi thường xuyên việc điều chuyển nguồn với HSC, thực hiện cân đối quan hệ tiền gửi tiền vay đảm bảo lợi nhuận và tính thanh khoản của SGD.

Theo dõi sát sao các chương trình huy động vốn, tiến hành đánh giá kịp thời các rủi ro tiềm ẩn. Từ đó chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, xử lý kịp thời các vi phạm, sai sót.

2.3.1.2. Chỉ đạo điều hành huy động vốn từng bước linh hoạt, kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh và vốn cho nền kinh tế.

Thứ nhất: Đã từng bước linh hoạt trong việc xác định kỳ hạn của các

nguồn tiền gửi. Đó là việc tăng thêm các kỳ hạn huy động dài hạn đồng thời chi tiết các kỳ hạn ngắn đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền. Đối với việc huy động ngắn hạn, huy động tiền gửi do đặc trưng có thể rút ra khỏi ngân hàng bất kỳ lúc nào mà vẫn hưởng lãi suất hấp dẫn nên các kỳ hạn huy động được chi tiết thành từng tuần, từng tháng. Việc đa dạng hoá kỳ hạn tiền gửi giúp cho ngân hàng cân đối các nhu cầu vốn một cách chặt chẽ hơn, sát sao hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản một cách hiệu quả.

- Thứ hai: Chủ động bước đầu trong điều hành lãi suất. Quản trị lãi suất

trên cơ sở đảm bảo lãi suất tiền gửi, tiền vay hợp lý theo xu hướng tích cực vưa giữ chân khách hàng vừa tăng lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh chủ yếu thông qua cạnh tranh về giá (lãi suất) và phát triển mạng lưới như hiện nay.

Trên cơ sở lãi suất quy định của NHĐT&PTVN, SGD NHĐT&PTVN đã điều chỉnh lãi suất ở mức bằng hoặc cao hơn biên độ (0,25 đối với USD và 0,90 đối với VND) đồng thời kết hợp đưa ra một số loại hình tiền gửi với lãi suất khá hấp dẫn; Tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm lĩnh lãi tròn tháng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm ổ trứng vàng... để phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng huy động vốn.

- Thứ ba: Bước đầu thực hiện triển khai cơ chế định giá chuyển vốn nội

bộ (FTP) theo hướng dẫn của NHĐT&PTVN. Cơ chế quản trị vốn tập trung toàn hệ thống là một bước tiến quan trọng thực hiện chuyển dổi mô hình tổ chức, mô hình hoạt động theo dự án TA2 theo mô hình của các NHTM nước ngoài, trong đó HSC quản trị vốn và quản trị thanh khoản, các ngân hàng chi nhánh tập trung thực hiện nghiệp vụ. Trong cơ chế này có sự gắn kết linh hoạt giữa lãi suất huy động vốn và giá mua vốn của HSC theo cơ chế quản trị vốn tập trung trong khi đưa ra các mức lãi suất với các sản phẩm huy động vốn.

2.3.1.3. Quản trị huy động vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nguồn vốn huy động tăng trưởng cả về quy mô, cơ cấu và đã được sử dụng tối đa để đáp ững các nhu cầu vay vốn của khách hàng đặc biệt là vốn trung dài hạn, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của SGD. Thời gian qua, tuy có những giai đoạn biến động lên xuống mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay song nhìn chung SGD luôn đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn nguồn vốn - sử dụng vốn, luôn đảm bảo tổng chi phí trả lãi cho nguồn tài trợ từ bên ngoài ở mức thấp hơn so với thu nhập từ lãi cho vay và đầu tư. Xem bảng 2.9

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Sở giao dịch ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay

2009. Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra (NIM) lớn hơn so với lãi suất huy động thị trường, NIM thực hiện năm 2006, 2007, 2008, 2009 lần lượt là: 2,64%; 2,23%; 1,95% và 2,30%. Ngoài ra còn chưa kể đến khoản chênh lệch

giữa lãi suất huy động và lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và thu nhập từ chính hoạt động huy động vốn do chênh lệch lãi suất huy động so với lãi suất huy động bình quân của toàn ngành, toàn hệ thống. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động được tăng cường nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng ngoại tệ, thanh toán quốc tế, mua bán kinh doanh ngoại tệ.

2.3.1.4. Chính sách huy động vốn góp phần tích cực vào việc thực hiện chiến lược khách hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại

- Thứ nhất, SGD đã thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận

và giữ vững quan hệ khách hàng quan hệ thường xuyên lâu dài, đơn vị thường có tiền gửi thanh toán lớn đó là các tổ chức tài chính, các tổng công ty lớn đồng thời mở rộng bộ phận khách hàng tiềm năng. Các sản phẩm huy động vốn của Sở giao dịch luôn được cá nhân và doanh nghiệp đánh giá cao; tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch trên cơ sở công nghệ hiện đại; giao dịch một cửa; gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi.

- Thứ hai, phát triển các dịch vụ thanh toán dựa trên số dư tiền gửi của

khách hàng, đặc biệt các khách hàng có số dư tiền gửi lớn tại ngân hàng thời gian qua, Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam phát triển dịch vụ thanh toán hiện đại đầy tiềm năng; Dịch vụ trả lương tự động, Homebanking, thanh toán thẻ quốc tế, dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế, chi trả kiều hối...

Một phần của tài liệu 0388 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại sở giao dịch NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w