Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu 0411 giải pháp nâng cao hiệu quả tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 82)

Năm 2012 qua đi đã đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc triển khai Chiến lược kinh doanh - đặt nền móng cho giai đoạn tăng tốc những năm tiếp theo của Agribank với những kết quả khả quan: Chuyển đổi cơ cấu tổ chức, Chuyển đổi hệ thống Chi nhánh, Quản trị hiệu quả làm việc... Theo đó các sản phẩm dịch vụ mới, diện mạo công sở mới, tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ nhân viên Agribank được nâng cao. Những yếu tố tích cực này đã bước đầu mang lại những thay đổi quan trọng về chất trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ của Agribank, hình ảnh và uy tín của Agribank trên thị trường đang được nâng cao.

Trong thời gian tới, Agribank tiếp tục triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể theo đúng các lộ trình đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Theo đó Agribank sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực quản trị điều hành của Hội sở; hoàn thiện quy trình nghiệp vụ theo mô hình mới và đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin để tạo sức mạnh phát triển hoạt động kinh doanh.

3.1.1.1. Triển khai dịch vụ khách hàng ưu tiên

- Luôn hướng tới khách hàng, đặt khách hàng là trọng tâm là định hướng chính của Agribank trong thời gian tới, Agribank tiếp tục phát triển khách hàng theo chiều sâu, cả về quy mô khách hàng và lợi nhuận trên một khách hàng, nghiên cứu phân tích trên từng phân đoạn, nắm được nhu cầu, khả năng của khách hàng cũng như khả năng cung cấp dịch vụ của Agribank để định hướng phát triển Agribank trong việc thiết kế sản phẩm, xây dựng mô hình dịch vụ. Chất lượng dịch vụ khách hàng

tốt sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng và giúp cho Agribank nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ và bền vững.

- Agribank sẽ là Ngân hàng thương mại nhà nước duy nhất, giữ vai trò chủ lực trong thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn; phát triển sản phẩm tiệc ích hiện đại cho thị trường nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân. Cơ cấu lại vốn tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay xuất khẩu, cho vay tiêu dùng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và nâng tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn trên 70%.

3.1.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động

- Để đạt được hiệu quả kinh doanh, Agribank định hướng tăng trưởng lợi nhuận một cách ổn định và chắc chắn. Cùng với phát triển sản phẩm, Agribank sẽ tập trung:

+ Củng cố và nâng cao thị phần vốn huy động, nhất là các Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, phát triển vốn kinh doanh theo hướng cơ cấu nguồn vốn ổn định, an toàn và hiệu quả.

+ Giảm dần tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn, nâng tỷ trọng vốn đầu tư vào thị trường giấy tờ có giá và thị trường liên ngân hàng, bảo đảm an toàn vốn và tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN.

- Tăng cường cơ sở khách hàng tạo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh bền vững.

- Tái thiết kế, tự động hoá và giản đơn hoá quy trình kinh doanh, quy trình tác nghiệp nhằm hướng tới tăng năng suất lao động của mỗi cán bộ nhân viên.

3.1.1.3. Hợp tác với đối tác nước ngoài

Tăng cường sự hội nhập và hợp tác giữa Agribank và các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao thị phần và hiệu quả hoạt động dịch vụ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ. Đặc biệt là nâng cao hợp tác với Ngân hàng Thế Giới (WB), Ngân

hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhằm mục đích được phục vụ các dự án mà WB, ADB tài trợ vốn cho vay ưu đãi với Việt Nam.

3.1.1.4. Hoạt động Marketing và truyền thông

- Tiếp tục triển khai trên toàn hệ thống các yếu tố nhận diện thương hiệu mới, triển khai sâu rộng Cẩm nang văn hoá Agribank để các chuẩn mực hành vi ứng xử chuyển hoá thành hoạt động hàng ngày của mỗi viên chức Agribank.

- Tăng tần suất truyền thông về vai trò và đóng góp của Agribank trong đầu tư cho “Tam nông”, các sản phẩm dịch vụ, an sinh xã hội gắn với mở rộng và tăng cường quan hệ với các cơ quan báo chí.

- Tiến hành các chiến dịch Marketing và truyền thông theo kế hoạch đã được Hội đồng quản trị thông qua nhằm giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy bán hàng và nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu Agribank, đặc biệt là các chương trình thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn.

3.1.1.5. Quản trị rủi ro

- Hoàn thiện bộ máy, quy trình, quy định của quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Agribank theo hướng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế.

- Xây dựng hệ thống báo cáo cảnh báo rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản của toàn ngành, xây dựng khung chính sách, quy định, kế hoạch dự phòng về quản lý rủi ro hoạt động.

- Tuân thủ các quy định và hệ số an toàn của NHNN, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu 0411 giải pháp nâng cao hiệu quả tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w