DNN&V
Hiệu quả hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ta cần hiểu rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng được chia thành 3 nhóm nhân tố:
1.3.3.1. Những nhân tố thuộc về khách hàng
- Năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp: Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh và bộ máy quản lý. Nếu bộ máy quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
có năng lực kinh doanh tốt, có trình độ học vấn, có khả năng xoay xở trong mọi tình huống thì tính khả thi của dự án có hiệu quả cao hơn.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Nếu khách hàng vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh, tức là tỷ trọng vốn tự có trong phương án sản xuất kinh doanh lớn, khả năng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Với những loại khách hàng này, ngân hàng yên tâm hơn khi cho vay vốn. Ngược lại, nếu tiềm lực tài chính của khách hàng yếu là biểu hiện của tình trạng làm ăn kém hiệu quả, khi đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi lại khoản tín dụng đã cấp cho doanh nghiệp.
- Việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay thì hồ sơ xin vay mà khách hàng gửi đến ngân hàng mới có giá trị thực tiễn. Nếu khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục đích sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình quản lý sự vận động của đồng vốn, ảnh hưởng tới công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong quá trình cho vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Đạo đức kinh doanh của khách hàng: Nếu như một khách hàng có thiện chí trong việc trả nợ cho ngân hàng thì họ sẽ tìm đủ mọi cách có thể để trả nợ cho ngân hàng. Còn nếu không thì khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp khó hoặc không thể thu hồi được vì lý do chủ quan thuộc về đạo đức kinh doanh của khách hàng.
- Tài sản đảm bảo: Hoạt động của doanh nghiệp luôn phải đối đầu với các rủi ro, có thể mất khả năng trả nợ vì vậy tài sản đảm bảo như một nguồn tài trợ thứ hai khi nguồn tài trợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo là những tài sản thuộc sở hữu, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
Tài sản đảm bảo cũng có thể được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng cho doanh nghiệp. Giá trị của tài sản đảm bảo có những giai đoạn thay đổi rất lớn, bị giảm giá lớn so với giá trị còn lại, có nhiều loại bị tác động mạnh của hao
mòn vô hình hay tính thị trường của tài sản đảm bảo thay đổi. Vì vậy, ngân hàng
phải nghiên cứu kỹ tính chất này để xác định tỷ lệ tài trợ hợp lý, vừa đảm bảo an
toàn cho ngân hàng, vừa đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng
1.3.3.2. Những nhân tố thuộc về ngân hàng
Gồm các nhân tố thuộc về ngân hàng như chính sách tín dụng, công tác tổ chức, chất lượng cán bộ, quy trình nghiệp vụ tín dụng ...
❖ Chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Do vậy, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của NHTM.
Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng ngân hàng, chính sách tín dụng có thể là mở rộng hoặc thu hẹp, chú trọng tới nhóm khách hàng nào... Các ngân hàng đều xây dựng cho mình chính sách tín dụng trong từng giai đoạn. Việc hoạch định chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp ngân hàng đạt được hiệu quả cấp tín dụng tốt nhất. Chính sách tín dụng cần được xây dựng hợp lý, đúng đắn nhưng rất cần tính linh hoạt. Vì nếu chính sách được thực hiện quá cứng nhắc thì ngân hàng rất khó có thể thực hiện được khoản vay, giảm tính cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng.
❖ Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc và quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Quy trình tín dụng nếu phân chia theo quy trình nghiệp vụ thì bao gồm các bước: Lập hồ sơ xin vay, thẩm định khoản vay, quyết định cho vay, giải ngân, giám sát, thu nợ và thanh lý hợp đồng.
Từng giai đoạn đều có tầm quan trọng đến việc cấp tín dụng do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của khoản vay. Trong đó, bước thẩm định khoản vay và quyết định cho vay là những giai đoạn mang tính quyết định.
+ Thẩm định khoản vay là việc ngân hàng xem xét một cách tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi, tính hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro của dự án để ra quyết định cho vay. Qua công tác thẩm định, ngân hàng có thể góp ý cho chủ doanh nghiệp cũng như xác định số tiền vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý phù hợp với năng lực của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Quyết định cho vay là việc ngân hàng đưa ra những phán quyết cho vay như số tiền vay, thời hạn, lãi suất, phí, các loại tài sản đảm bảo, giải ngân, điều kiện thanh toán của khoản vay được cấp. Quyết định cho vay cũng được đưa ra trong trường hợp có "trục trặc" với khoản vay. Lúc này, ngân hàng cần đưa ra các phán quyết mới nhằm đảm bảo tính an toàn của khoản vay.
❖Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng. Trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích. Đó là chưa nói tới những kẻ mạo danh, mạo nhận là doanh nghiệp để vay trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tín hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Nắm bắt kịp thời và chính xác các luồng thông tin là điều kiện để xem xét, phân tích, nhằm tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động của ngân hàng.
Trên thương trường cùng có nhiều đối thủ cạnh tranh, người nắm bắt được thông tin nhanh nhất, chính xác nhất thì đã nắm được đa phần thắng. Rõ
ràng, việc xây dựng và hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh, nhiều nguồn cung cấp cùng với việc đào tạo cán bộ có đủ năng lực chọn lọc và xử lý thông tin kịp thời là một trong những điều kiện để quyết định tới sự thành công trong công tác kinh doanh và thực hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng.
❖Công tác tổ chức ngân hàng và chất lượng cán bộ
Nhân tố con người là nhân tố trọng tâm trong mọi hoạt động. Thực tế cho thấy, một trong những vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả cấp tín dụng cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều từ việc hoạch định các chủ trương, chính sách tới việc thẩm định dự án, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra việc sử dụng vốn, thu đòi nợ... của ngân hàng và trong đó nhân tố con người không thể thiếu được.
Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo với chất lượng tốt, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao thì việc quản lý, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và các nghiệp vụ tín dụng nói riêng sẽ trở nên quy củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra nhờ đó hiệu quả cấp tín dụng luôn được đảm bảo.
Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới, từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên. Điều đó có nghĩa là công tác tổ chức ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Hơn nữa thực hiện tốt công tác này, ngân hàng đã làm cho guồng máy ngân hàng thực hiện một cách uyển chuyển linh hoạt. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, ngân hàng nên luôn chú trọng công tác tổ chức để ngày càng phát triển và hoàn thiện nó.
❖ Vấn đề kiểm tra, giám sát khoản vay
Xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho vốn vay phát huy được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy ngân hàng phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay. Đồng thời ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng khoản cho vay.
Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các công việc sau khi cho vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Thông qua kiểm tra, kiểm soát đảm bảo cho hoạt động ngân hàng thông suốt hiệu quả, đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Do vậy nâng cao chất lượng công tác này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả cho vay.
1.3.3.3. Các nhân tố khách quan
❖ Chủ trương chính sách của Nhà nước
Ngân hàng hoạt động kinh doanh trên thị trường phải chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước đưa ra các quy định, quy chế, pháp lệnh, các điều luật buộc ngân hàng phải tuân thủ thực hiện. Trong đó cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp các TCTD là NHNN. NHNN đưa ra các điều khoản bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mức lãi suất cho vay tối đa, mức trần lãi suất huy động, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng,.. .Do vậy các chính sách của NHNN cũng tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng, NHNN thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ để quản lý nền kinh tế. Một quyết định của NHNN sẽ thay đổi khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng, tác động tới tiết kiệm và đầu tư và từ đó mà cũng ảnh hưởng đến qui mô và hiệu quả tín dụng. Đặc biệt trong mấy năm trở
lại đây, các điều kiện cho vay ngày càng thắt chặt nên khu vực các DNN&V không đủ điều kiện vay vốn. Như vậy, những chính sách của Nhà nước có thể là động lực nhưng cũng có thể là cản trở để DNN&V có điều kiện vay vốn.
❖ Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế luôn ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp, vì vậy cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển. Khi chu kỳ kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp làm ăn có lãi, họ sẽ có nhu cầu vốn nhiều và do vậy làm tăng hoạt động cho vay của ngân hàng. Các nhân tố môi trường kinh tế như lạm phát, các biến động về tỷ giá, lãi suất, về thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng. Như lạm phát cao, lãi suất thực sẽ giảm xuống từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Lãi suất luôn biến động trong nền kinh tế thị trường và sự biến động này ảnh hưởng đến công tác tín dụng. Lãi suất ở mức thấp được điều chỉnh lên cao hơn làm cho các doanh nghiệp cố tình đưa ra các lý do trì hoãn không trả nợ ngay để quay vòng vốn ngoài ngân hàng. Vì nếu trả ngay sẽ phải vay với lãi suất cao hơn. Mặt khác lãi suất cao cũng tạo nên gánh nặng về chi phí tài chính cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.
❖ Môi trường xã hội
Khách hàng và ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm giữa hai bên. Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng cao thì sẽ thu hút được lượng khách ngày càng lớn. Trong quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng, các đơn vị này phải không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả tín dụng để chiếm uy tín trên thị trường, tạo đà cho sự cạnh tranh phát triển.
Khách hàng với tư cách vừa là người cung vốn, vừa là người có nhu cầu về vốn. Với tư cách là người đi vay vốn, họ mong muốn ngân hàng đáp ứng một
cách kịp thời, thuận tiện, vốn cho vay với mức lãi suất hợp lý. Làm việc với thủ
tục gọn nhẹ, đơn giản, nhanh chóng, một mặt ngân hàng đã tạo được sự hấp dẫn
đối với khách, mặt khác tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động tín dụng.
Với tư cách là người cung vốn, khách hàng mong muốn ngân hàng tạo cho họ những dịch vụ thanh toán tiện lợi từ những khoản tiền gửi và nhận được những khoản tiền lãi hợp lý. Như vậy, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay vốn trong nền kinh tế. Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa ngân hàng và khách hàng là nhân tố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.
Ngoài ra, hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khách quan như: thiên tai, bão lụt và một số nguyên nhân khác có sự tác động của con người như: lừa đảo, chiếm đoạt ...
❖ Môi trường chính trị
Một quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không xảy ra chiến tranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài bởi các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn của vốn đầu tư. Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước. Bất cứ sự biến động nào về chính trị cũng dẫn tới sự xáo động lớn về kinh tế. Riêng đối với ngân hàng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động, cho vay và đầu tư vốn của ngân hàng. Điều đó có nghĩa là nó ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng.
❖ Môi trường pháp lý
Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tín
dụng ngân hàng cũng vậy, phải tuân theo quy định của NHNN, Luật các tổ chức tín dụng, Luật dân sự và các quy định khác. Nếu các quy định của pháp luật không rõ ràng, đồng bộ kịp thời thì rất khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng tạo ra khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp, họ sẽ không yên tâm hoạt động trong môi trường pháp lý như vậy điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Ngược lại, những