Điều kiện tiên quyết để mọi doanh nghiệp hoạt động là một hệ thống pháp luật minh bạch, thông thoáng. NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với sản phẩm kinh doanh rất đặc thù. Không chỉ thế, NHTM còn là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy để các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Công thương nói riêng hoạt động trơn tru, thuận lợi thì Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hang cũng như hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động khác có liên quan. Sau đây là một số kiến nghị đến các cơ quan chức năng:
Một là, nâng cao năng lực thể chế, rà soát các cơ chế chính sách theo hướng thị trường, tạo môi trường cho hệ thống ngân hàng và DN hoạt động. Cụ thể: Khung pháp lý về thành lập ngân hàng theo hướng tốt nhất; sửa đổi, bổ sung Luật phá sản cho phù hợp với lộ trình hội nhập; cho phép ngân hàng được phép tịch biên tài sản nếu DN cố tình chây ì trả nợ; nhanh chóng
áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế; rà soát vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu...
Những văn bản này phải được điều chỉnh phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng và phải tương đối ổn định để các NHTM chủ động và tiên liệu được những rủi ro nảy sinh khi thay đổi chính sách.
Mặt khác, thông qua chức năng vai trò của nhà nước trong việc điều tiết khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không bao cấp cho NHTM, nhưng cũng không nên tạo ra những rủi ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; sử dụng cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị trường tuân thủ “luật chơi” đã qui định. Đây là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả.
Hai là, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đối với các NHTM cổ phần yếu kém, cần thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại...NHNN cần đưa ra những tiêu chí và lộ trình cụ thể cần đạt được sau tái cấu trúc (về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch).
Đối với các NHTM cổ phần Nhà nước, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn Nhà nước ở mức hợp lý, bằng việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại mỗi ngân hàng lên 30% - 40% - 49% tùy theo qui mô của từng ngân hàng. Giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh, chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng.
Ba là, xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo thông tin cung cấp là tin cậy. Trong hoạt động ngân hàng, không phải mọi thông tin đều có thể
công bố công khai. Nhưng càng minh bạch thông tin, đảm bảo tính cập nhật, độ chuẩn xác, sẽ càng củng cố được niềm tin của dân cư. Chỉ khi có được hệ thống thông tin minh bạch sẽ giảm bớt được tin đồn và khi năng lực bên trong của từng ngân hàng được cải tổ theo hướng chất lượng, uy tín thực sự, thì lòng tin giữa ngân hàng và công chúng sẽ tốt lên.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
3.3.2.1. Xây dựng chính sách phù hợp cho người lao động
Chế độ làm việc: Thời giờ làm việc của người lao động không quá 08 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần
Chính sách tuyển dụng, đào tạo: Ban hành Quy chế tuyển dụng lao động, theo đó Ngân hàng thực hiện việc tuyển dụng lao động có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tiêu chuẩn chức danh. Ngoài ra nên thường xuyên tổ chức đào tạo nội bộ, đồng thời khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ thông qua việc tham gia các khoá học bên ngoài do Ngân hàng đài thọ và ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho toàn hệ thống.
Chính sách lương, thưởng, phúc lợi: Để thu hút lao động có chất lượng cao trong điều kiện VietinBank đã thực hiện cổ phần hóa và vươn ra thị trường quốc tế, VietinBank cần xây dựng cấu trúc lương và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo thông lệ quốc tế. Hệ thống tiền lương cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc quản trị nhân sự toàn diện và hiệu quả, hướng đến sự phát triển bền vững, vừa bù đắp được sức lao động bỏ ra, vừa có cơ chế khuyến khích lao động hăng say và cống hiến hết mình cho sự nghiệp của ngân hàng.
Song song với việc xây dựng và ban hành cơ chế tiền lương mới, VietinBank nên thực hiện cải cách chính sách đóng bảo hiểm đối với người lao động. Việc thực hiện đóng bảo hiểm theo hệ thống thang lương do VietinBank xây dựng sẽ làm tăng phúc lợi cho người lao động, đặc biệt
những vị trí có đóng góp lớn cho VietinBank thông qua mức lương đóng bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho người lao động, giúp người lao động yên tâm công tác.
3.3.2.2. Hoàn thiện các quy trình truyền thông
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, thay đổi từng ngày thì hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động truyền thông của ngân hàng đến với khách hàng cũng như các NĐT cũng cần phải thay đổi cho phù hợp theo từng thời kỳ. Vì vậy, quy trình truyền thông cũng cần không ngừng hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của ngân hàng cũng như toàn xã hội. Hoàn thiện quy trình tư vấn sẽ tạo ra cơ sở giúp cho nhân viên có thể áp dụng một cách thống nhất, giảm thiểu rủi ro không đáng có và có thể giúp cho hệ thống vận hành một cách chuyên nghiệp, đảm bảo mang lại hiệu quả cao cho công việc. Việc hoàn thiện quy trình tư vấn cần triển khai theo các hướng sau:
- Cụ thể hóa các bước đã xây dựng, trong đó đảm bảo tính khoa học, chuyên môn hóa cao, phân công nhiệm vụ rõ ràng nhưng vẫn tạo ra được sự linh hoạt cho người thực hiện.
- Từng bước cập nhật thay đổi các bước trong quy trình truyền thông, các nhóm công việc không phù hợp bằng các cải tiến mới sao cho phù hợp với các đòi hỏi của thực tế.
- Thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật mới ban hành nhằm điều chỉnh công việc cho phù hợp.
Bên cạnh việc xây dựng quy trình truyền thông cho phù hợp với thực tiễn hoạt động, Vietinbank cũng cần phải đề cao công tác quản lý việc thực hiện quy trình này của cán bộ nhân viên. Việc xây dựng được một quy trình thích hợp có tốt đến đâu cũng sẽ trở nên lãng phí nếu không thực hiện nó một cách nghiêm túc. Do đó, xây dựng quy trình cũng đòi hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hoạt động tốt.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những phân tích đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông trong quan hệ với NĐT của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chương 3 đã đề ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm thúc đẩy và hoàn thiện hơn hoạt động này tại ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam ngày một hội nhập nhanh hơn, mạnh hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới theo xu hướng quốc tế hóa, các NHTM trên thị trường với tư cách là định chế trung gian không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế luôn cần không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển ổn định, bền vững. Hỗ trợ không nhỏ cho sự phát triển đó chính là hoạt động truyền thông của NHTM nói chung và truyền thông đến các cổ đông của ngân hàng nói riêng.
Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về truyền thông cũng như hoạt động quan hệ nhà đầu tư của các NHTM. Trên cơ sở đó, trong chương 2, luận văn đã đánh giá cụ thể, sâu sắc công tác truyền thông đang triển khai tại Vietinbank, từ đó nhận diện rõ nét những thành tựu, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác truyền thông tới cổ đông trong thời gian qua. Với thực tiễn hoạt động truyền thông của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, luận án đã xác lập hệ thống các quan điểm định hướng, thiết lập hệ thống
các giải pháp để đẩy mạnh công tác truyền thông đến các cổ đông.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tìm hiểu, luận giải các nội dung của đề tài nhưng do vấn đề nghiên cứu là khá mới, nội dung khá tổng hợp, năng lực nghiên cứu còn khiếm khuyết nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Học viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trần Đăng Khâm đã hướng dẫn khoa học và các nhà khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến để học viên hoàn thành luận văn.
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình “Tài chính - Tiền tệ ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013),Giáo trình “Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại ”, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. TS Nguyễn Thượng Thái (2012), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Lao Động, Hà Nội.
4. ThS Đặng Việt Tiến (2005), Giáo trình “Marketing Ngân hàng”TS.
Trương Quang Thông, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. ThS Vũ Ngọc Khuê (2004),Giáo trình “Thị trường chứng khoán", NXB Thống kê, Hà Nội.
6. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007),Giáo trình “Ngân hàng thương mại”,
NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. TS Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình “Tiền tệ Ngân hàng”, NXB Thống Kê, Hà Nội
8. TS Đào Lê Minh (2009), Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán ”, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
9. NGƯT, TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình “Ngân hàng thương mại”,
NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010) 11. Luật các Tổ chức tín dụng(2010)
12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2012, 2013, 2014), Báo cáo tài
chính hợp nhất đã kiểm toán, Hà Nội.
13. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2013), Bản cáo bạch, Hà Nội 14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2014), Tổng kết hoạt động truyền thông giai đoạn 2010-2013, Hà Nội.
và các chuyên gia phân tích, Hà Nội.
16.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Tờ báo “Thông tin” số các năm 2013, 2014, Hà Nội.
17.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Bản tin Nhà đầu tư số các năm
2012, 2013, 2014, Hà Nội.
18.Anne Guimard (2013), Investor Relations- Principles and International & Best Practices of Financial Communications, New York.
19.Bruce W.Marcus (2005), Competing for Capital - Investor Relations in a Dynamic World, London.
20. Steven M.Bragg (2010), Running an Effective Investor Relations Department, London.