Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0179 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 96)

Việc cho vay tiêu dùng không chỉ tác động đến bản thân ngân hàng mà còn tác động tích cực đến nền kinh tế. Do đó, NHNN Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM và các tổ chức cho vay mở rộng hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay rủi ro trong cho vay tiêu dùng là tương đối lớn, nhất là cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, nguồn tài trợ duy nhất là thu nhập của người vay. Trong trường hợp người vay không may qua đời thì người đứng ra trả nợ cho người vay sẽ là người thừa kế, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp người thừa kế không có đủ khả năng trả nợ ngân hàng. Như vậy, việc đòi lại một phần số tiền vay hay toàn bộ số tiền là rất khó khăn. Trong khi hiện nay người dân Việt Nam chưa có thói quen mua bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy, NHNN Việt Nam nên cho phép các NHNTM được trích lập quỹ dự phòng rủi ro đối với các món vay tiêu dùng theo một tỷ lệ nhất định. Quỹ này được sử dụng để bù đắp tổn thất của những khoản cho vay tiêu dùng không thể thu hồi được gốc và lãi trong những trường hợp bất khả kháng. Tuy quỹ dự phòng rủi ro chỉ hạn chế được phần nào rủi ro trong ngân hàng, song đây cũng là một công cụ tốt góp phần phòng ngừa rủi ro đảm bảo an toàn cho ngân hàng hoạt động.

Hiệp hội Ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các hội thảo về hoạt động cho vay bán lẻ đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng cho các tổ chức tín dụng, các cuộc trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về loại hình cho vay này... nhằm nâng cao trình độ cán bộ cho vay.

thông tin để các NHTM có cơ sở để tra cứu khi cần thiết, cụ thể:

- Tăng cường vai trò của Trung tâm Thông tin tín dụng : Trong thời kỳ công nghệ thông tin hiện đại như ngày nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều tích cực phát huy tính hiệu quả của hệ thống quản lý thông tin khách hàng tại mỗi ngân hàng. Đặc biệt đối với cán bộ tín dụng thông tin của mỗi khách hàng đều hết sức quan trọng trước khi đưa ra quyết định có cho vay hay không, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu thông tin khách hàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tuy nhiên, nguồn thông tin đáng tin cậy hơn cả là Trung tâm Thông tin ngân hàng Nhà nước CIC thì lại thiếu tính cập nhật, các thông tin mà CIC cung cấp chủ yếu nêu lại một số thông tin sẵn có trong đăng ký kinh doanh, các thông tin này do các ngân hàng thương mại cập nhật khi cho vay. Như vậy, để hỗ trợ hơn nữa cho các ngân hàng thương mại trong quá trình quản lý các khoản vay NHNN nên tăng cường phát huy hoạt động của CIC, đầu tư trang thiết bị cũng như việc tăng cường cán bộ để cung cấp thông tin một cách cập nhật và chính xác.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ tích cực cho các Ngân hàng thương mại về mặt công nghệ, làm đầu mối trong việc hợp tác giữa các Ngân hàng thương mại trong việc phòng chống rủi ro thanh toán thẻ (thẻ giả mạo, rủi ro trong thanh toán qua mạng Internet,...) để thẻ tín dụng ngày một phát triển.

- Phát triển các Trung tâm Thông tin tín dụng tư nhân : Việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ có tác động tích cực tới các Ngân hàng mà còn tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để đảm bảo mở rộng và phát triển bên vững của loại hình cho vay này cần phải có thông tin cụ thể hơn nữa về khách hàng. Hiện nay, thông tin về đối tượng khách hàng này rất khó thu thập, cùng lắm chỉ thu thập được tình hình vay mượn tại các tổ chức cho vay mà không có thông tin về nhân thân.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động này. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cần sớm

Một phần của tài liệu 0179 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w