Kiến nghị đối với Ngân hàngThương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Một phần của tài liệu 0179 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 99)

vụ cho mục đích cung cấp thông tin đối với khách hàng là cá nhân. Do hiện nay CIC của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu tập trung vào khối khách hàng Doanh nghiệp nên các Ngân hàng bị hạn chế trong việc chia sẻ thông tin đối với khối khách hàng này.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thươngViệt Nam Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên có những chính sách hỗ trợ cho các Chi nhánh trong việc đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng sao cho mang tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống về điều kiện cho vay, quy trình thực hiện, mẫu biểu,....Tổ chức chuyển tải ý nghĩa mục đích của chiến lược đến từng cán bộ tín dụng, hoạch định song song chiến lược mở rộng mạng lưới, tiếp thị quảng cáo, tuyển dụng cán bộ phù hợp.

Tiến hành tổ chức theo dõi, đánh giá, phân tích định kỳ các món vay, tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng theo sản phẩm, kỳ hạn vay, theo thời gian nhất định để có đánh giá, phân loại và có kế hoạch thống nhất phát triển cho từng loại sản phẩm trong toàn hệ thống.

Trước xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, NH TMCP Ngoại thương cần phải có một số giải pháp mang tính thực tế để nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ nói chung và các sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng. Mặc dù, Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã có quy định về cho vay mua nhà trả góp, cho vay du học, cho vay mua ô tô trả góp nhưng hầu như đã không còn khả thi trong thời điểm hiện nay, hơn nữa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn chưa có hướng cụ thể trong cho vay bán lẻ đối với loại hình khách hàng này nên các Chi nhánh gặp phải một số khó khăn như : việc hợp tác

với nhà cung cấp, sản phẩm không rõ ràng cụ thể, không phân đoạn thị trường, không có tính tích hợp các sản phẩm, không bán kèm, bán chéo sản phẩm,. .Do đó gây khó khăn cho các Chi nhánh trong quá trình thực hiện.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên tổ chức các lớp tập huấn quy trình thực hiện các loại hình cho vay tiêu dùng mới cũng như kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và những phương án giải quyết khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra, các biện pháp phòng chống rủi ro, các lớp bồi dưỡng pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật của các cán bộ cho vay.

Ngoài ra Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động cho vay đồng thời phòng ngừa rủi ro, lành mạnh hoá hoạt động cho vay tiêu dùng trong hệ thống.

KẾT LUẬN

Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển cho vay tiêu dùng không còn là vấn đề mới mẻ, riêng dư nợ cho vay loại hình này thường chiếm từ 30- 40% tổng dư nợ của Ngân hàng, với các sản phẩm cho vay đa dạng phong phú. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đã và đang ngày một cải tiến sản phẩm cho vay tiêu dùng và phần nào đa dạng hoá được nhiều loại hình cho vay và kích thích nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao thì loại hình cho vay này đang ngày một phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc nghiên cứu những giải pháp nhằm phát triển cho vay tiêu dùng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm đặc biệt của các Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình, luận văn đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:

Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại và khẳng định tính tất yếu phải phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.

Từ lý luận đến nghiên cứu, luận văn đã áp dụng vào thực tiễn hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình, phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng, những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được, những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình.

Trên cơ sở định hướng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Ninh Bình, luận văn đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Ninh Bình trong thời gian tới.

Các giải pháp mà Luận văn đã đề xuất là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, có thể ứng dụng vào thực tế hoạt động, góp phần phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam Chi nhánh Ninh Bình. Tuy nhiên, phạm vi của đề tài tuơng đối rộng và khả năng của nguời viết cũng còn những hạn chế nhất định nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận đuợc sự đồng cảm và góp ý chân thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô giáo trong thời gian học và viết đề tài nay, đặc biệt là PGS.TS.NGND Tô Ngọc Hung đã dày công huớng dẫn và chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CPcủa Chính phủ về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng

2. Chính phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CPcủa Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178

3. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CPcủa Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai

4. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

5. Edward W.Reed và Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

6. Frederic Smishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

7. Mai Hoài Hà (1999), Đôi điều suy nghĩ về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, Tạp chí thị truờng tài chính tiền tệ, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hà Nội

8. TS. Phan Thị Thu Hà - TS.Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Giáo trình NHTM Quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

9. Duơng Ngọc (2003), “Mức sống hộ gia đình đang cao don', Thời báo kinh tế Việt Nam số 116, Hà Nội

10. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

11. NH TMCP Ngoại thuơng VN - CN Ninh Bình (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013,

Ninh Bình.

12. NH TMCP Ngoại thuơng VN - CN Ninh Bình (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014,

Ninh Bình.

13. Nghiệp vụ Ngân hàng thuơng mại , PGS.TS.Lê Văn Tề - NXB Thống Kê 14. Nghiệp vụ Ngân hàng thuơng mại, GS.TS.Nguyễn Văn Tiến - NXB Thống Kê

Một phần của tài liệu 0179 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w