VÀ PHÁT TRIỂN EAST-ASIAN
BẢNG TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH THANH TOÁN.
ST
T Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1 Hệ số thanh toán hiện hành 1, 084 1, 072 1, 083
( Tổng TS/ Nợ phải trả)
2 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1, 431 1, 225 1, 415
( TSLĐ/ Nợ ngắn hạn )
3 Hệ số thanh toán nhanh 0, 356 0, 248 0, 149
( Tiền & ĐTNH / Nợ ngắn hạn )
4 Hệ số khả năng thanh toán TSLĐ 0, 248 0, 202 0, 105
( Tiền & ĐTNH / TSLĐ )
5 Tỷ lệ các khoản phải thu so với 61, 4 58, 96 61, 51
các khoản phải trả (%).
6 Tỷ lệ các khoản phải trả so với 162, 9 169, 59 162, 56
các khoản phải thu (%).
7 Số vòng quay các khoản phải thu 4, 820 5, 365 13, 397
( Tổng số tiền hàng bán chịu / Nợ phải thu bình quân )
8 Thời gian một vòng quay các 75 67 27
khoản phải thu
( Thời gian kỳ phân tích / số vòng quay các khoản phải thu )
9 Số vòng quay các khoản phải trả 2, 567 2, 956 5, 249
( Tổng số tiền hàng mua chịu / Nợ phải trả bình quân )
10 Thời gian một vòng quay các 140 122 69
khoản phải trả
( Thời gian kỳ phân tích / số vòng quay các khoản phải trả )
Theo số liệu trên ta thấy hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1 chứng tỏ tổng tài sản của công ty đảm bảo thanh toán tổng số nợ phải trả và tài sản lưu động (TSLĐ) đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên các tỷ số này không cao (≈1 ) do các khoản nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn
vốn rất cao (đạt tới 92,3% năm 2004) chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty rất thấp cho thấy tình hình tài chính không khả quan.
Hệ số thanh toán nhanh trong 3 năm có chiều hướng giảm đi : từ 0,356 năm 2002 còn 0, 248 năm 2003; 0,149 năm 2004 và trong cả 3 năm đều thấp hơn 0,5. Khả năng thanh toán nhanh như vậy là quá thấp. Điều này xuất phát từ việc tăng các khoản nợ ngắn hạn và giảm vốn bằng tiền.
Hệ số khả năng thanh toán TSLĐ : khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ có xu hướng giảm đi, từ 0,248 năm 2002 còn 0,202 năm 2003 và 0,105 năm 2004 do vốn bằng tiền giảm nhưng các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên.
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả trong 3 năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng vốn.
Số vòng quay các khoản phải thu tăng lên (từ 4,82 năm 2002 lên 5,36 năm 2003 và 13,37 năm 2004) và thời gian một vòng quay giảm xuống từ 75 ngày năm 2002 còn 27 ngày năm 2004 cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ.
Số vòng quay các khoản phải trả cũng tăng từ 2,567 năm 2002 lên 5, 249 năm 2004. Thời gian một vòng quay các khoản phải trả được rút ngắn từ 140 ngày năm 2002 còn 69 ngày năm 2004. Tuy nhiên thời gian một vòng quay các khoản phải trả vẫn lớn hơn 2,6 lần so với thời gian một vòng quay các khoản phải thu cũng chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng.
Bảng phân tích các khoản phải thu, phải trả
Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm
Cuối năm so với đầu năm
Số tiền Tỷtrọng Số tiền Tỷ trọngChênh lệch Tỷ lệ I- Các khoản phải thu 1.858.417.787 100% 2.770.000.462 100% 911.582.675 149% 1 Phải thu khách hàng 992.709.433 53.4% 1.272.496.879 45.9% 279.787.446 128% 2 Trả trước cho người bán 277.482.874 14.9% 856.744.722 30.9% 579.261.848 309% 3 Thuế GTGT được khấu trừ 90.776.021 4.9% - - -90.776.021 0%
4 Phải thu nội bộ 276.409.644 14.9% 10.505.060 0.4% -265.904.584 4%
5 Phải thu khác 14.293.830 0.8% 32.067.103 1.2% 17.773.273 224%
7 Thế chấp ký quỹ
ký 193.446.677 10.4% 574.218.764 20.7% 380.772.087 297%
cước ngắn hạn