3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh toán quốc tế:
Để tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế thì Chính phủ cần sớm ban hành một số văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM. Trước mắt cam kết với WTO, UCP600 cần nhanh chóng được nội luật hóa, tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính NH nói chung và thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng.
Trong điều kiện mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đòi hỏi phải có một văn bản pháp lý cao hơn về lĩnh vực quản lý ngoại hối. Đề nghị với Chính phủ tạo sự thống nhất giữa các Bộ, các ngành có liên quan để tránh xung đột về thông lệ quốc tế với quy định trong nước về nghĩa vụ cam kết tài
chính của NH với nước ngoài. Có chính sách để ổn định tỷ giá trong nước nhằm đảm bảo an toàn cho các NH khi thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu.
3.3.1.2. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại:
Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu và các đối tác nước ngoài do nguồn cung cấp thông tin còn hạn chế. Họ chủ yếu tìm kiếm thông tin qua Internet, báo chí... còn thông tin từ hội chợ, triển lãm thương mại, thông tin từ phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.lại rất hạn chế. Các doanh nghiệp chưa đủ khả năng để mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài mà chủ yếu tìm kiếm đối tác thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thông tin về thị trường và đối tác nước ngoài, giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài, đồng thời cung cấp thông tin về nhà XK nước ngoài cho nhà NK trong nước để tránh tình trạng bị lừa đảo trong kinh doanh.
Nhà nước cần có những chính sách ổn định lâu dài, ít có sự thay đổi để hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và cả nền kinh tế nói chung có nhiều thuận lợi hơn trong định hướng phát triển; tránh tình trạng các chính sách thường xuyên bị thay đổi sẽ khiến cho các doanh nghiệp bị động trong kinh doanh cũng như tránh được tình trạng ngại ngần của các doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nhà nước cần hoàn thiện thủ tục, hệ thống kiểm tra theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại.
Ngoài ra Chính phủ cần phải coi trọng công tác đàm phán, thực hiện nghiêm chỉnh các hiệp định kinh tế- thương mại với các nước, các tổ chức quốc tế, tạo tiền đề cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ưu tiên cho các dự án sản xuất kinh doanh
hàng XK, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuât khẩu.
Hiện nay, nhóm khách hàng của các NH có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển là biện pháp gián tiếp giúp cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các NH phát triển theo. Khi hoạt động của các doanh nghiệp này tăng trưởng mạnh thì nhu cầu thanh toán qua NH càng cao. Chính vì vậy, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển bằng cách cho vay vốn để đổi mới công nghệ, thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa Doanh nghiệp với Chính phủ, các bộ ngành liên quan để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong sản xuất và xuất nhập khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Đồng thời tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp và NH để hai bên hiểu nhau rõ hơn.
3.3.1.3. Đào tạo và nâng cao trình độ của trọng tài quốc tế Việt Nam.
Trọng tài là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thương cả trong nước và quốc tế để có thể tư vấn cho các doanh nghiệp và NH nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của họ. Có thể nói hình thức giải quyết tranh chấp qua trọng tài thường được sử dụng nhất hiện nay vì thủ tục đơn giản, giữ được bí mất, trung lập với các bên, có hiệu lực thi hành quốc tế... Vì vậy, việc nâng cao trình độ của các trọng tài là một vấn đề quan tâm của nhà nước và các cấp có thẩm quyền, cần có chính sách để tạo điều kiện nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiện nay, ở Việt Nam các quy định về trọng tài chưa được hoàn thiện, do đó Nhà nước nên ban hành những quy định rõ ràng về phạm vi trọng tài, thủ tục chỉ định và thay thế trọng tài, lựa chọn luật trọng tài, việc thi hành các quyết định trọng tài, các điều kiện cần thiết của trọng tài viên tại trung tâm trọng tài
quốc tế Việt Nam.. .nhằm nâng cao uy tín trọng tài trong và ngoài nước để xét xử các vụ tranh chấp ngoại thương.
3.3.1.4. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngoại thương cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và các cán bộ NH.
Hoạt động TT XNK hiện nay ngày càng phát triển với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, những vụ lừa đảo xảy ra ngày càng nhiều và tinh vi hơn. Trong khi đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ, đòi hỏi các doanh nghiệp và cán bộ NH cần nâng cao trình độ nghiệp vụ để tránh được các rủi ro có thể xảy ra trong tầm tay. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần và nên tổ chức các lớp chuyên đề tập huấn về ngoại thương và luật bảo hiểm, luật hàng hải.. .của các nước trên thế giới và trong nước. Có như vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và NH mới có cơ hội để mở rộng kiến thức để dề dàng giải quyết các rủi ro nếu gặp phải.