3.3.2.1. Tạo điều kiện thông thoáng cho các NHTMphát triển sản phẩm mới:
Trong TTQT nói chung và TT XNK nói riêng, các doanh nghiệp XNK luôn phải đối đầu với nhiều rủi ro. Trên thế giới, các công cụ phòng ngừa rủi ro như Option, Forward. đã được sử dụng từ lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam các công cụ này chưa phổ biến và nhà nước còn dè dặt trong việc phát triển chúng trong hỗ trợ cho ngoại thương. Bất cứ NH nào khi muốn triển khai một sản phẩm mới nào đó đều phải xin giấy phép của NHNN. Thủ tục hành chính rườm rà và thời gian xét duyệt dài làm hạn chế sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Chính vì vậy, NHNN nên giảm bớt sự can thiệp của mình trong hoạt động kinh doanh của các NHTM để các NH này có sự tự quyết trong hoạt động của họ.
Hiện nay, cùng với xu thế hội nhập, các dịch vụ NH mới ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. NHNN cần ban hành những văn bản quy định về đối tượng, điều kiện để được phép kinh doanh đối với các dịch vụ có xu hướng sẽ phát triển trong thời gian tới để những dịch vụ này nhanh chóng được áp dụng.
3.3.2.2. Duy trì ổn định tỷ giá
Những biến động về tỷ giá hối đoái có tác động đến hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTXNK của NHTM. Khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá) sẽ khuyến khích XK, hạn chế NK; ngược lại khi tỷ giá giảm (đồng nội tệ tăng giá) sẽ khuyến khích NK hạn chế XK. Vì vậy, chỉ khi có một chính sách tỷ giá ổn định mới giúp các doanh nghiệp an tâm thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài về XNK.
Chính sách ngoại hối và điều hành tỷ giá là vấn đề phức tạp. Do đó NHNN cần phải thận trọng, linh hoạt trong quá trình quản lý và điều hành. NHNN cần tiếp tục nhất quán thực hiện chủ trương điều hành tỷ giá linh hoạt theo diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, chủ động can thiệp khi cần thiết. Đồng thời NHNN cần tiếp tục duy trì chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng, tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối phát triển với đầy đủ các công cụ phái sinh như Option, Swap, Future... nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động TTXNK.
3.3.2.3. Ban hành các văn bản quy định cụ thể về thanh toán xuất nhập khẩu
Hiện nay, chưa có văn bản nào của Việt Nam hướng dẫn xử lý về nghiệp vụ nhờ thu hay L/C trực tiếp trong TT XNK mà chủ yếu đều do các NHTM tự nghiên cứu, soạn thảo cho riêng mình dựa trên các tập quán và thông lệ quốc tế như UCP, URC. Vì vậy, NHNN cần xây dựng một quy định mang tính chuẩn mực để các NH tham khảo trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế, phù
hợp với pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, không nên quy định gò bó, chỉ nên là khung sườn để các NH có thể linh hoạt trong việc vận dụng và hoạt động kinh doanh của mình.
Đối với phương thức thanh toán L/C, các NH hiện nay chủ yếu chỉ mới xây dựng cho minh quy trình đối với L/C trả ngay và L/C trả chậm. Các L/C đặc biệt như L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn... được mở với các điều khoản phức tạp, ít được áp dụng. Tuy nhiên, tùy trường hợp, đây là các L/C mang lại nhiều lợi ích cho nhà kinh doanh và NHTM. Vì vậy NHNN cần có quy định cụ thể, trang bị kiến thức cho các NHTM về các loại hình L/C để đáp ứng một cách tốt nhất khi khách hàng có nhu cầu.
3.3.2.4. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH
Thị trường ngoại tệ liên NH không chỉ là công cụ để NHNN thực hiện chính sách tỷ giá mà còn là nơi cung ứng ngoại tệ cho các NHTM để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung và hoạt động tài trợ XNK nói riêng. Việc hoàn thiện, phát triển thị trường ngoại tệ liên NH phải được thực hiện theo hướng: đa dạng hóa các loại ngoại tệ, phát triển nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ qua đêm.