Khái quát thực trạng cho vay thể nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 0122 giải pháp mở rộng cho vay thể nhân tại NH thương mai cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 121)

Thứ nhất, hoạt động cho vay thể nhân đang được chú trọng, phát triển mạnh

Ngày nay cùng với mức thu nhập của người dân tăng lên, cho vay doanh nghiệp trở nên khó khăn, cơ cấu dân số trẻ có thể nhanh chóng tiếp cận thói quen tiêu dùng mới.. .đã làm cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam bắt đầu chú trọng phát triển tín dụng dành cho khách hàng thể nhân. Hoạt động vay tiêu dùng bao gồm: vay tiền mua nội thất gia đình, mua nhà, mua xe, mua nhà trả góp, sửa nhà, vận dụng gia đình.. .và các mục đích mua sắm khác không phải là để kinh doanh.

Thực trạng hiện nay tại Việt Nam là hoạt động cho vay thể nhân đang được phát triển mạnh và được các TCTD đặt sự quan tâm rất lớn.Ở Việt Nam, mặc dù hoạt động cho vay đối với thể nhân để phục vụ các hoạt động tiêu dùng đã xuất hiện từ những năm 1980 nhưng hầu như các TCTD đều rất ít quan tâm bởi một số hạn chế của khoản vay như: quy mô từng món vay nhỏ, số lượng vay lớn, rủi ro cao trong quá trình thu nợ khiến cho chi phí bỏ ra để quản lý khoản vay cao.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập WTO từ năm 2007 nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi, các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều được hoàn thành và ở mức cao. Năm 2011, GDP của Việt Nam đạt

Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 2012 0-4 14,62 14,00 1,52 1,48 1,Ĩ0 1-9 14,58 13,30 12,00 1,99 1,00 10-14 13,35 11,70 11,96 1,54 1,80 15-19 11,40 10,50 10,77 10,19 1,60 20-24 9,26 1,50 1,86 1,21 1,40 25-29 “7,05 1,80 1,48 1,85 1,70 30-34 ^4√72 1,30 1,86 1,94 1,90 35-39 1,04 “5,10 1,27 1,61 1,60 40-44 1,80 1,40 1,91 1,01 1,30 45-49 1,00 1,10 1,07 1,40 1,80 50-54 1,27 1,90 1,80 1,29 1,20 55-59 1,95 1,00 1,36 1,36 1,50

5,89%, năm 2012, mức tăng trưởng xuống còn 5,25%, năm 2013 thì mức tăng trưởng là 5,42%. GDP bình quân đầu người không ngừng tăng qua các năm từ 2010 đến 2013, cho thấy một mức sống của người dân đang dần được cải thiện. Thu nhập của người dân tăng lên làm tăng khả năng chi tiêu và cả sự sẵn sàng chấp nhận tín dụng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cơ cấu dân số thay đổi cũng là một lợi thế để phát triển thị trường cho vay các th ể nhân.Dân số đang ở thời kỳ vàng nên dễ dàng chấp nhận những thói quen tiêu dùng mới trong khi tỷ lệ nợ hộ gia đình ở Việt Nam v ẫn còn ở mức thấp. Việt Nam hiện có hơn 90 triệu dân và theo dự báo sẽ tăng đến 100 triệu dân vào năm 2025. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong các quốc qua đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, việc Việt Nam tiếp tục nỗ lưc hoàn thiện mặt thủ tục pháp lý, thuế quan sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường, trong đó có hoạt động cho vay thể nhân.

Biểu đồ 2.4: GDP bình quân đầu người một số nước Asean (USD_

GDP bình quân đẩu người một sõ nước Asean (USD)

NgIton: Ban Thư ký AseanTông cục Thong kê

CAM LAO MMR PHL THA VNM

Bảng 2.4: Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979-2012)

cho vay thể nhân cũng như các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay này. Các NHTM đều đang đẩy mạnh việc mua lại hoặc thành lập mới các công ty tài chính để mở rộng và cạnh tranh thị trường lẫn nhau.

Từ cuối năm 2012 đến nay, bước ra khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế nặng nề, các NHTM chú trọng đến việc đẩy mạnh hoạt động cho vay thể nhân nhằm bù đắp dư nợ của KHDN đang có dấu hiệu chậm lại. Theo báo cáo của Viện chiến lược Ngân hàng nhà nước, tính đến cuối năm 2012, loại hình cho

vay tài chính chủ yếu là bất động sản (chiếm 83%), mua ô tô (13%), xe máy (2%), vay mua đồ điện máy (1%). Tỷ lệ cho vay thể nhân/ GDP đạt 0,4%, tỷ lệ cho vay thể nhân/ tổng du nợ của toàn hệ thống là 5,46%, dư nợ cho vay bình quân đầu người chiếm khoảng 1,5 triệu đồng/ người [8].

Số lượng người có nhu cầu vay các gói nhỏ hiện nay ở Việt Nam là rất lớn.Các NHTM thường sẽ cho vay khoản vay lớn hơn so với các khoản vay từ Công ty tài chính, với thời hạn vay dài nhưng đòi hỏi thủ tục phức tạp hơn. Số đông người tiêu dùng trong xã hội khó tiếp cận với hình thức vay truyền thống này do không có tài sản đảm bảo, khoản vay nhỏ, phải chứng minh thu nhập... Trong khi uớc tính hiện nay, Việt Nam có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năm với sự thỏa mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập.

Thứ hai, các TCTD chưa có sự khoanh vùng, quản lý riêng biệt đối với hoạt động cho vay thể nhân

Các NHTM hiện nay vẫn chưa có sự khoanh vùng và quản lý riêng biệt đối với hoạt động cho vay thể nhân, cụ thể là hoạt động cho vay thể nhân. Các sản phẩm cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở có tài sản đảm bảo chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay thể nhân của các NHTM. Trong khi các khoản vay này thường có quy mô lớn, thời hạn dài hơn so với các khoản vay tiêu dùng khác, đồng thời với điều kiện phải có tài sản đảm bảo cũng khiến cho tính chất các khoản vay này khác với các khoản vay tiêu dùng khác có quy mô nhỏ, thời gian ngắn.

Do đó việc xếp các khoản vay này chung với khoản vay tiêu dùng khác sẽ dẫn đấn những khó khăn trong việc quản lý.

Thứ ba, lãi suất cho vay thể nhân cao

Thị trường cho vay thể nhân hiện nay đang có mức lãi suất trung bình khoảng 20%/ năm, cá biệt có một số công ty tài chính đưa ra mức lãi suất lên

đến 49% trong khi ngân hàng chỉ cho vay từ 9-13%. Theo các chuyên gia, lý do cơ bản nhất là vì các khoản vay phần lớn không có tài sản đảm bảo, khách hàng có thu nhập thấp là có độ rủi ro cao. Các ngân hàng thường coi đây là đối tượng phi chuẩn, và gần như không thể tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng truyền thống.

Điều này cũng có thể dễ dàng hiểu bởi khi có rủi ro cao thì mức lãi suất cao

là tất yếu. Ở đây, các công ty tài chính thường không kiểm soát được dòng tiền trả nợ, khả năng trở thành nợ xấu là rất lớn, trong khi các ngân hàng không chấp

nhận điều đó, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi cò hàng loạt các thông tư quy định về dự phòng, phân loại nợ như thông thư 02, thông tư 09.

Lý do thứ hai khiến cho lãi suất cho vay thể nhân cao là bởi chi phí dịch vụ đắt đỏ. Các công ty tài chính phải đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tốt để đánh giá và quản lý khách hàng, phải mất phí qua các kênh phân phối trung gian. Thêm vào đó đối tượng vay vốn của họ có thu nhập thấp hơn, dư nợ nhỏ và thời hạn vay ngắn, hình thức trả nợ định kỳ.. .làm tăng chi phí quản lý các khoản vay dẫn đến lãi suất phải cao.Giải thích rõ hơn về điều này, theoTS. Bùi Quang Tín, có thể gói gọn trong hai từ cầu và cung.

Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng với đặc thù là số tiền nhỏ, không có tài sản đảm bảo, thời gian giải ngân nhanh, chủ yếu do các công ty tài chính cung cấp, trong khi ngân hàng (trừ vài ngân hàng thời gian qua mua lại công ty tài chính) lại bỏ qua phân khúc này. Các sản phẩm ít mà nhu cầu quá lớn cho nên giá dịch vụ (ở đây là lãi suất khoản vay) sẽ bị đẩy lên rất cao do thị phần của mảng này đang nằm trong tay các công ty có uy tín chẳng hạn Home Credit, FE Credit, HD Saison Finance, Prudiential Finance, ACS Trading, JACCS.

Thứ tư, thủ tục và cơ chế của các NHTM khó khăn hơn tại các công ty tài chính

các công ty tài chính vẫn thu hút người có nhu cầu hơn là các NHTM. Mặc dù đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng về cơ bản thì hoạt động cho vay thể nhân tại các NHTM cũng hạn chế đối tượng cho vay. Bên cạnh yêu cầu về tài sản đảm bảo, các NHTM thường yêu cầu chứng minh được thu nhập, hạn chế tín chấp và mất thời gian để thẩm định hồ sơ. Trong khi khoản vay thường cao nhằm hỗ trợ khách hàng trong hoạt động vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, du học...

Tại các Công ty tài chính thì hoạt động cho vay với sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng ngay nhu cầu cần thiết của người dân với khoản vay rất nhỏ, chỉ khoảng vài chục triệu đồng nhằm mua sắm đồ tiêu dùng thông thường như điện thoại, xe máy, tiêu cá nhân. Ngoài ra, thủ tục cho vay thể nhân hiện nay tại các NHTM tương đối phức tạp so với các Công ty tài chính khác. Người vay phải chứng minh được thu nhập, tài sản đảm bảo, hoặc thế mạnh về tài chính khác.. .trong khi các Công ty tài chính chỉ cần chứng minh thư, sổ hộ khẩu photo.

Thứ năm, thị trường cho vay thể nhân cần minh bạch, lành mạnh hơn

Theo chia sẻ của các chuyên gia kinh tế thì hiện nay thị trường tài chính Việt Nam cần có sự minh bạch hơn trong hoạt động cho vay thể nhân. Trong 06 tháng đầu năm, Tòa án quận 5 thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hơn 40 vụ kiện liên quan đến hoạt động cho vay thể nhân giữa các công ty tài chính, trong đó người thua kiện chủ yếu là người tiêu dùng. Nguyên nhân dẫn đến việc thua là do các thể nhân có nhu cầu vay tiền, trình độ thấp, không nắm rõ các điều khoản khi vay. Tuy nhiên không phải không có lỗi từ phía công ty tài chính đó là không giải thích rõ các điều khoản trong hợp đồng. Bên cạnh đó hình thức đòi nợ từ các công ty tài chính có hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng lại mang tính chất xã hội đen. Lãi vay của các NHTM đối với các thể nhân thường giao động từ 6%-11%/ năm nhưng các công ty tài chính thì áp

dụng mức lãi suất lên đến 39%-49%. Dù mức lãi suất cao hơn so với NHTM rất nhiều nhung xét về mặt pháp luật thì không vi phạm.

Do đó, NHNN cần đua chính sách hợp lý để quản lý mức lãi suất từ các Công ty tài chính để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh với các NHTM, hạn chế tình trạng tín dụng đen bởi thị truờng cho vay thể nhân tại Việt Nam là thị truờng rất tiềm năng.

2.2.2. Thực trạng về mở rộng cho vay thể nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

2.2.2.1. Chính sách cho vay thể nhân tại Vietcombank Thăng Long

Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long cho vay đối với tất cả các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thỏa mãn các điều kiện có hộ khẩu thuờng trú tại Hà Nội; đủ năng lực hành vi pháp luật; có mục đích vay vốn đúng đắn; có đủ năng lực tài chính để hoàn trả khoản vay... Tuân thủ chính sách chung của Vietcombank, Chi nhánh cung cấp các khoản vay thể nhân với lãi suất linh hoạt, cạnh tranh trên thì truờng, các sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh không ngừng mở rộng cho hoạt động cho vay thể nhân qua các năm, bằng chứng là sự tăng lên về du nợ cho vay và doanh số cho vay 03 năm 2012, 2013 và 2014.

Về quy trình cho vay thể nhân, nhìn chung cũng phải tuân thủ theo các quy định của NHNN, bao gồm những buớc cơ bản:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ đuợc bắt đầu từ khi Cán bộ tín dụng gặp gỡ khách hàng nhằm tu vấn về các dịch vụ ngân hàng nhằm giúp khách hàng hiểu hơn về các sản phẩm truớc khi đua ra quyết định có vay hay không.Cán bộ tín dụng tiếp cận và nắm bắt nhu cầu vay vốn của thể nhân, tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng nhu: mục đích vay vốn, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo.Khi đã nắm đuợc các nhu cầu cơ bản của khách hàng về

khoản vay, cán bộ tín dụng tư vấn cho KH về các sản phẩm phù hợp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, kiểm tra tính chân thực, pháp lý của hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của thể nhân, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn bao gồm: nhân thân khách hàng, khả năng tài chính, mục đích vay vốn... để đảm bảo hồ sơ vay vốn đúng thực tế, phù hợp với chính

sách của Vietcombank, NHNN và pháp luật. Đây là yếu tố chính trong việc phân

tích đơn vay vốn của thể nhân. Đối với đối tượng thể nhân thì hồ sơ vay vốn chủ

yếu bao gồm: giấy xác nhận là cán bộ, nhân viên; giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng; các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo và các giấy tờ khác chứng

minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn vay. Dựa trên các báo cáo này, NHTM đánh giá nhu cầu vốn, khả năng trả nợ, thiệt hại có thể xảy ra nếu khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, giá trị tài sản phát mại khi cần thiết.

Bước 3: Quyết định cho vay và hoàn thiện các hồ sơ tin dụng liên quan

Dựa trên thông tin hồ sơ vay vốn, công tác thẩm định thực tế, bộ phận tín dụng sẽ đưa ra quyết định cho vay hay không trước khi lập tờ trình Ban lãnh đạo ký duyệt cho vay, ký kết các hợp đồng, cầm cố tài sản liên quan.

Bước 4: Giải ngân

Sau khi hoàn thiện hồ sơ tín dụng liên quan, bộ phận quản lý nợ chuyển hồ sơ vay vốn cho phòng Kế toán để hạch toán và giải ngân vốn vay.

Bước 5: Theo dõi trả nợ

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc khách hàng trong việc hoàn trả khoản nợ, lãi hàng tháng cũng như giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng sau khi giải ngân.

Bước 6: Tất toán khoản vay

Tất toán tài khoản vay, xuất ngoại bảng và giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay. Phòng Quản lý nợ có trách nhiệm lưu hồ sơ vay vốn.

2.2.2.2. Các sản phẩm cho vay thể nhân tại Vietcombank Thăng Long

V Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo bù đắp, mua nhà ở, đất

đối với dân cư

Điều kiện cho vay:

- Hộ gia đình, cá nhân là người Việt Nam có nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, bù đắp, mua nhà ở, đất ở.

- Hộ gia đình, cán nhân không thuộc đối tượng cấm cho vay của Quyết định 228/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 02/10/2006 của Vietcombank.

- Khách hàng đạt từ 75/100 điểm trở lên theo thang điểm của hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân, hộ gia đinh của Vietcombank.

- Không có nợ nhóm 2,3,4,5 tại Vietcombank và các tổ chức tín dụng khác

Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, nhưng không quá 70% tổng giá trị tài sản bảo đảm (theo giá trị thị trường) hoặc 100% tổng giá trị tài sản bảo đảm (theo khung giá của Ủy ban nhân dân).

Tài sản bảo đảm: Bất động sản hình thành từ vốn vay; bất động sản của người vay, của bố mẹ của người vay;

Thời hạn cho vay trên cơ sở thỏa thuận căn cứ vào mục đích vay vốn, thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu 0122 giải pháp mở rộng cho vay thể nhân tại NH thương mai cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 121)