Giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu 0138 giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP á châu chi nhánh thái nguyên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 90)

3.2.2.1. Nâng cao năng lực, uy tín của ACB Thái Nguyên

ACB Thái Nguyên cần ý thức được về hoạt động KDNT là hoạt động đem lại cho NH các khoản lợi nhuận không nhỏ, trong khi đó đối với chi nhánh thì hoạt động này không phải là hoạt động chủ yếu. Do vậy để có thể nâng cao năng lực, uy tín của Chi nhánh trong hoạt động KDNT là một vấn đề cần được chi nhánh hết sức coi trọng và chú tâm thực hiện. Các giải pháp mà Ngân hàng TMCP chi nhánh Thái Nguyên có thể áp dụng là:

- Tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá về ngân hàng và các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cùng các chế độ ưu đãi đến khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Tỉnh, các logo, khẩu hiệu tại vị trí dễ quan sát trên các trục đường chính của Thành phố.

- Tích cực học tập các kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng cùng trên địa bàn Tỉnh như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV,.. để nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh ngoại tệ cho ngân hàng mình.

- Tham gia đây đủ các khóa học đào tạo về hoạt động kinh doanh ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và các cuộc hội thảo về kinh doanh ngoại tệ trong nước và quốc tế.

3.2.2.2. Phát huy yếu tố con người a. về đội ngũ lãnh đạo

Để theo dõi, chỉ đạo việc KDNT có hiệu quả và đề ra được phương hướng chiến lược mở rộng kinh doanh thì trước hết, Ban lãnh đạo của chi nhánh cần nắm bắt được sự thay đổi của các văn bản, quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, thường xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trường, có cái nhìn toàn diện, bao quát kết hợp với đầu óc phân tích tổng hợp, linh hoạt sáng tạo, đưa ra các quyết định kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hoặc hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, hình thành dựa trên cơ sở thực tế và tư duy chiến lược của mình.

Để có được phẩm chất này đòi hỏi người lãnh đạo phải dày dặn kinh nghiệm và tích luỹ nghề nghiệp vững vàng. Ban lãnh đạo phải thường xuyên lập ra kế hoạch kinh doanh, thực hiện kiểm tra kiểm soát đầy đủ chặt chẽ để xử lý kịp thời những vướng mức và khó khăn cho hoạt động KDNT được thông suốt và nhanh chóng. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn và giải pháp kịp thời sẽ góp phần thực hiện công việc một cách có kế hoạch, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, Ban lãnh đạo nên nghiên cứu các chính sách khen thưởng đối với các cán bộ KDNT giỏi, mức thưởng cần được quy định gắn liền với mức lợi nhuận đặt được trong từng thời kỳ nhằm khuyến khích cán bộ KDNT phát huy hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình trong kinh doanh.

Đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động KDNT của ngân hàng, do đó cần phải:

- Chuẩn hóa công tác tuyển dụng theo những tiêu thức nhất định về các mặt như: Chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, vi tính, tình trạng sức khỏe...

- Thường xuyên chú trọng đào tạo và đào tạo lại một cách đúng mức, đào tạo cả về lý thuyết và thực hành, bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên này.

Để hoàn thiện và có thể phát triển các nghiệp vụ KDNT thì trước hết đòi hỏi cán bộ liên quan đến hoạt động KDNT phải am hiểu sâu các nghiệp vụ kinh doanh, nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ xảo về xử lý nghiệp vụ, xử lý tốt và kịp thời các tình huống bất lợi, tạo hiệu quả cao trong kinh doanh, hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc quản lý. Bên cạnh đó, cán bộ KDNT cũng phải thông thạo tiếng Anh trong giao dịch và trong phần mềm công nghệ ngân hàng. Một yêu cầu nữa đối với cán bộ giáo dịch là phải thể hiện sự văn minh, lịch sự với khách hàng khi giao tiếp, nắm bắt được tâm lý khách hàng, nhiệt tình giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm mới. Để làm được điều đó, chi nhánh phải có chiến lược lâu dài, chính sách phát triển nguồn nhân lực trong việc đầu tư vào việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên nhằm hoàn thiện và phát triển lĩnh vực KDNT.

Một phần của tài liệu 0138 giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP á châu chi nhánh thái nguyên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 90)