3.3.3.1. Có ý thức chủ động trong việc xây dựng phương án giao dịch ngoại tệ với ngân hàng
Cung cấp đầy đủ, đúng các thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của mình để Ngân hàng xem xét, tư vấn cho khách hàng phương thức giao dịch phù hợp và xác định mức vốn đầu tư hợp lý phù hợp với năng lực quản lý của từng khách hàng.
3.3.3.2. Có ý thức bổ sung kiến thức về giao dịch ngoại tệ của ngân hàng
Tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ để học tập và tích luỹ kinh nghiệm giao dịch, tích luỹ những kiến thức về ngoại tệ trước khi giao dịch với ngân hàng. Khách hàng có thể tự mình tìm hiểu các thông tin về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên website của ACB và các NHTM khác. Có như vậy mới có đủ khả năng quản lý vốn phát huy hiệu quả.
3.3.3.3. Chấp hành nghiêm túc các quy định giao dịch ngoại tệ của ngân hàng
Khi khách hàng đến ngân hàng giao dịch cần có ý thức, trách nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Các nghiệp vụ chưa hiểu thì nên hỏi cán bộ ngân hàng để tư vấn. Khi tiến hành giao dịch KDNT khách hàng cần tuân thủ nghiêm túc các quy định mà ngân hàng đưa ra tránh xảy ra sai sót hoặc khiếu kiện trong giao dịch ngoại tệ với ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ACB Thái Nguyên và từ định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng tại Chi nhánh, chương 3 đề tài đã đưa ra các giải pháp để mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đó là các giải pháp về đầu tư phát triển công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng chính sách marketing, mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị tới NHNN, Trụ sở chính của ACB để tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ có tính khả thi trong thời gian sắp tới.
KẾT LUẬN
Kinh doanh ngoại tệ là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại và là một nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả và phát triển mạnh sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đạt được mục tiêu về lợi nhuận, về thu hút khách hàng,...
Trên cơ sở các yêu cầu, định hướng hoạt động KDNT của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và tại chi nhánh Thái Nguyên, luận văn đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh. Từ đó, nhằm giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an toàn và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của chi nhánh, góp phần đáp ứng nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế chung của đất nước trong quá trình hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để có được kết quả nghiên cứu trên nhưng luận văn không tránh khỏi các thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đồng nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn về mặt lý luận và thực tiễn.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hải và các thầy cô giáo khoa Sau đại học - Học viện Ngân hàng, các anh chị công tác tại ACB Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình
1. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Phan Thị Minh Lý (2000), Thanh toán quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội 3. Nguyễn Thị Mùi (2005), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB
Tài Chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Mùi (2006), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng trung ương, NXB Tài Chính, Hà Nội.
5. Kiều Hữu Thiện, Nguyễn Trọng Tài (2012), Giáo trình kinh doanh ngoại hối và các công cụ phái sinh, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Tiến (1999), Thị trường ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Tiến (1999), Tài chính quốc tế hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội
Các báo cáo
10. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Thái Nguyên (2014- 2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB Thái Nguyên, Thái Nguyên 11. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Thái Nguyên (2014-
2016), Báo cáo thường niên ACB Thái Nguyên, Thái Nguyên
12. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Thái Nguyên (2011), Đề án phát triển ngân hàng ACB Thái Nguyên 2011- 2015 tầm nhìn 2020, Thái Nguyên.
Các văn bản pháp luật
13. Chính phủ (2006), Nghị định 160/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, Hà Nội
14. Ngân hàng Nhà nước (2011), Quyết định 230/QĐ-NHNN Quyết định về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đoái, Hà Nội
15. Ngân hàng Nhà nước (2008), Thông tư 03//2008/77--NHNN về hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ của TCTD, Hà Nội
16. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua bán ngoại tệ tiền mặt cá nhân, Hà Nội.
Các bài báo
17. Phùng Thị Lan Hương (2011), “Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của các ngân hàng Mỹ”, Thị trường tài chính tiền tệ, (số 9), tr.45.
18. Nguyễn Đại Lai (2011), “Bình luận và đề xuất giải pháp ổn định tỷ giá”, Thị trường tài chính tiền tệ, (số 6), tr.20.
19. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
20. Nguyễn Thị Kim Thanh (2011), “Diễn biến tỷ giá năm 2010 - Vai trò của Ngân hàng Nhà nước”, Thị trường tài chính tiền tệ, (số 1+2), tr.30.
Luận án
21. Phùng Thị Lan Hương (2012), Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Các trang web 22. http: //www.acb.com.vn 23. http: //www.sbv.gov.vn 24. http: //www.thuvienphapluat.vn 25. http://tapchitaichinh.vn/ 26. http: //www.vietstock.vn 27. http: //www.vneconomy.com.vn