Một số chỉ tiêu chủ phản ánh mức độ rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu 0080 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Nợ xấu / Tổng dư nợ

Nợ xấu: là các khoản chậm trả nợ gốc, lãi hoặc phí. Hay hoạt động kinh doanh của người vay bị đình trệ hoặc tuyên bố phá sản hoặc không có khả năng trả nợ theo phán quyết của tòa án. thì đó là nợ xấu. Nợ xấu bao gồm nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc nợ xấu theo hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng. Các ngân hàng xem chỉ tiêu này như là một chỉ tiêu cơ bản trong việc đánh giá chất lượng cũng như khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng đó.

Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng càng kém, khả năng rủi ro không thu hồi được nợ càng lớn.

Nợ xấu được tiến hành phân loại theo Quyết định 493/NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro này thì nợ xấu không chỉ là những khoản nợ quá hạn theo thời gian thông thường mà sẽ bao gồm cả những khoản nợ sẽ bị hạ bậc vào nhóm nợ xấu theo một khoản nợ nào đó nằm trong nhóm nợ xấu. Và trong Quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định 493 gần đây nhất thì mỗi khách hàng sẽ chỉ nằm ở một nhóm nợ duy nhất, không có tình trạng một khách hàng có nhiều khoản nợ và mỗi khoản sẽ nằm ở một nhóm nợ khác nhau. Như vậy, cách phân loại nợ này về bản chất là yêu cầu các NHTM phải phân loại và đánh giá một khoản nợ theo hướng khắt khe và thận trọng hơn, bất kỳ một khách hàng nào chỉ cần một khoản nợ rơi vào nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ có vấn đề và nợ không thu hồi được) thì toàn bộ dư nợ

của khách hàng này sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Nợ quá hạn / Tổng dư nợ “Nợ quá hạn'” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc

lãi đã quá hạn

Nợ quá hạn: có thể hiểu là một khoản tín dụng được cấp ra nhưng không thể thu hồi đúng thời hạn. Đây là dấu hiệu đầu tiên dễ gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ giữa các khoản nợ được xử lý bằng dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ: Nợ được xoá / Tổng dư nợ

Các khoản nợ được xóa là những khoản nợ ngân hàng quyết định xóa, loại

khỏi sổ sách của ngân hàng và được hạch toán ngoại bảng. Những khoản nợ được xóa là khoản nợ quá hạn ngân hàng đánh giá khó có khả năng thu hồi hoặc

khách hàng đã giải thể, phá sản và không còn nguồn nào để bù đắp. Ngân hàng thường dùng quỹ dự phòng rủi ro hàng năm để thực hiện việc xóa nợ.

- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ giữa tổng dự phòng rủi ro được trích lập so với tổng dư nợ của ngân hàng: Dự phòng rủi ro được trích lập / Tổng dư nợ

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn

thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng. Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung

“Dựphòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ

thể của các khoản nợ quy định tại chính sách này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra

“Dựphòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những

tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong trường hợp khó khăn về tài chính của Ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm

Dự phòng rủi ro được trích lập là số tiền dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị danh mục cho vay được đánh giá là có khả năng không thể thu hồi được. Trường hợp tỷ số này càng cao sẽ cho thấy danh mục đầu tư của ngân hàng càng không tốt, số nợ khó có khả năng thu hồi lớn. Việc đánh giá đúng khả năng thu hồi của danh mục đầu tư, nhằm trích lập dự phòng rủi ro một cách phù hợp, bù đắp được những biến cố có thể xảy ra là hết sức quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng hiện đại, tránh cho ngân hàng bị đổ vỡ.

- Chỉ tiêu 5: Lãi treo tín dụng là tiền lãi của NH cho vay phát sinh theo

hợp

đồng tín dụng nhưng thực tế chưa thu hoặc không thu được tiền do khách hàng không trả được nợ gốc đến hạn mà không được ngân hàng cơ cấu lại nợ, ngân hàng chuyển nợ quá hạn nợ gốc đó. Thông thường lãi treo chủ yếu là tiền lãi "quá hạn"; bên vay có thể đã mất khả năng thanh toán vốn gốc và lãi trong hạn;

đồng thời cộng thêm phần phí phạt (hay còn gọi là lãi chậm trả bằng 1,5 lần lãi suất cho vay trong hạn); vì vậy số lãi này gia tăng nhanh chóng.

Chỉ số lãi treo càng cao cho thấy các khoản "nợ xấu" của NH gia tăng; Thanh khoản của NH đang có vấn đề; nếu NH không có biện pháp xử lý nợ kịp thời sẽ đối mặt với nguy cơ thua lỗ (không thu được lãi) thậm chí là mất vốn nếu cho vay tín chấp hoặc "cùng chia lãi" theo dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu 0080 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w