Hoạt động cho vay của ngân hàng liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước và chiến lược, chính sách kinh tế của Nhà nước. Chính vì lẽ đó, một trong những giải pháp quan trọng, giúp các TCTD nói chung và Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng đạt mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả và đạt chuẩn mực quốc tế là các giải pháp của Chính phủ.
Một số kiến nghị nhằm nâng cải thiện môi trường kinh tế, pháp luật cho các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập:
- Nhà nước cần xây dựng đồng bộ các chính sách giúp các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình như từ việc thực hiện các chính sách thuế và thủ tục hành chính về nhập khẩu công nghệ sản xuất và quản lí tiên tiến phục vụ hiện đại hóa doanh nghiệp, giảm giá thành sản phẩm, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, về chương trình đào tạo nâng cao kiến thức cho các doanh nghiệp về quá trình hội nhập kinh tế...
- Công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp
• Nhà nước cần có cơ chế quản lí có hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đã được thành lập nhằm kiểm soát doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật.
lệnh kế toán thống kê, thực hiện tốt công tác duyệt quyết toán và kiểm tra theo chế độ qui định để đảm bảo tính pháp lý và nguồn số liệu cung cấp.
Một số kiến nghị nhằm cải thiện môi trường hoạt động cho vay của các TCTD: Môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay của ngân hàng cần được cải
thiện thông qua việc Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách có liên quan và chấn chỉnh, cải cách thủ tục hành chính của các Ban ngành, địa phương:
về bảo đảm tiền vay:
• Việc đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất: Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận về quyền sở hữu tài sản trên đất và đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản trên đất khi thế chấp quyền sử dụng đất.
• Cần có quy định riêng về việc thế chấp cầm cố loại tài sản khi Nhà nước giao vốn DNNN trước đây mà không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.
• Vấn đề phát mại tài sản thế chấp:
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan thi hành luật pháp phải đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến tài sản thế chấp, tránh dây dưa kéo dài, nâng cao hiệu lực của Cơ quan thi hành án thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về cưỡng chế, buộc người vi phạm phải thi hành án.
Nhà nước cần chỉ đạo, chấn chỉnh và quán triệt tư tưởng tới từng địa phương bảo vệ quyền tự chủ của các TCTD trong việc xem xét cho vay, giảm thiểu việc chính quyền địa phương vẫn còn tư tưởng can thiệp quá sâu vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Nâng cao quyền hạn gắn với trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nhân danh chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc hoạch định chủ trương kinh doanh, phê duyệt các chương trình và dự án đầu tư khi dự án này không đạt được hiệu quả mong đợi.