Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0080 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 31)

1.2.5.1. Những th iệt hại đối với Ngân hàng:

> Rủi ro dẫn đến ứ đọng vốn ngân hàng:

Đen hạn thanh toán, khách hàng không thực hiện được cam kết thanh toán của mình, vì vậy ngân hàng sẽ phải thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ

của khách hàng hoặc phải chuyển nợ quá hạn. Ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn trong trường hợp này, đây là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Thời hạn của các khoản cho vay đối với khách hàng luôn được xác định rõ trong hợp đồng tín dụng và đó chính là thời gian của một vòng quay vốn của ngân hàng. Các khoản nợ quá hạn hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ làm cho NHTM chậm thu hồi cả vốn và lãi theo đúng thoả thuận và những tính toán ban đầu đồng thời cũng sẽ làm chậm vòng quay vốn của ngân hàng dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn đi đôi với giảm lợi nhuận của ngân hàng từ hoạt động cho vay.

> Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng.

Một khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có là cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường. Không một ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà ngân hàng đó có tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt và gây ra nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường được báo chí nêu lên và lan truyền trong dân chúng, điều này sẽ khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.

> Rủi ro làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng.

Đảm bảo khả năng thanh khoản là một vấn đề tối quan trọng đối với một

ngân hàng. NHTM hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nghĩa là nguồn vốn để cho vay khách hàng là trên cơ sở vốn huy động được trong xã hội. NHTM phải có trách nhiệm cân đối hoạt động cho vay sao cho có thể đảm bảo thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi cho các chủ nợ của mình. Các khoản nợ quá hạn hay cơ cấu lại thời hạn nợ đồng nghĩa với việc hoàn trả gốc và lãi vay không đúng thời hạn như vậy về mặt lý thuyết Ngân hàng vẫn phải thanh toán cả gốc và lãi cho người gửi tiền trong khi chưa thu được nợ từ người đi vay. Điều này tiềm ẩn những rủi ro trong khả năng thanh khoản của ngân hàng. Việc mất khả năng thanh khoản của ngân hàng chính là báo hiệu Ngân hàng bên bờ vực phá sản khi người gửi tiền đồng loạt đòi rút tiền.

> Rủi ro dẫn đến làm mất vốn của ngân hàng.

Rủi ro không thu được nợ tức là ngân hàng mất vốn, lợi tức và cả chi phí trong kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ, ngân hàng mất khả năng thanh toán và thậm chí là phá sản. Mặt khác khi các khách hàng không trả được thì các ngân hàng buộc phải sử dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên rủi ro cũng tiềm ẩn ngay cả trong các tài sản bảo đảm nợ vay:

- Rủi ro do đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố không đúng giá trị thực, nghĩa là đánh giá giá trị của tài sản lớn hơn giá trị còn lại của tài sản => số tiền thu hồi nhỏ hơn số nợ của khách hàng => ngân hàng sẽ mất một phần vốn.

- Tài sản bảo đảm không đáp ứng nhu cầu của thị trường và khó chuyển nhượng nên nếu muốn phát mại tài sản thế chấp hoặc cầm cố cũng khó. Mặt khác một số tài sản theo thời gian càng bị mất giá và có thể bị hao mòn vô hình, hữu hình. Hơn nữa, bản thân ngân hàng còn mất thêm chi phí bảo quản tài sản làm tăng thêm chi phí của Ngân hàng.

> Rủi ro làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng làm cho doanh thu thấp (do không thu được lãi vay), dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí là lỗ. Hơn nữa kể cả trường hợp không lỗ thì do rủi ro tín dụng cao dẫn đến phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến cho lợi nhuận còn lại càng thấp, thậm chí là trích dự phòng hết cả phần lợi nhuận trước thuế khiến cho phần lợi nhuận sau thuế bằng 0.

1.2.5.2. Thiệt hại đối với nền kinh tế

Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế. Vi vậy, khi rủi ro cho vay xảy ra đối với một ngân hàng dẫn tới sự phá sản của một ngân hàng có thể dẫn tới phản ứng dây truyền kéo theo sự sụp đổ của nhiều NHTM khác trong nền kinh tế. Sự sụp đổ này sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước và hoạt động của nền kinh tế do tác động trực tiếp đến khách hàng của Ngân hàng; có thể là nguyên nhân gây ra đình trệ sản xuất kinh doanh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sự tác

động này không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ gây ra khủng hoảng tài chính trong phạm vi quốc gia mà có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước liên quan trong khu vực và lan rộng ra đến nền tài chính thế giới.

Một phần của tài liệu 0080 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w