Kiến nghị với các Bộ, Ngành có liên quan

Một phần của tài liệu 0003 dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thực trạng và giải pháp phát triển luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 98)

Để giữ gìn và phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài trong vấn đề XKLĐ với các nước bạn trong tương lai, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội cần đảm bảo và kiểm soát được chất lượng nguồn lao động xuất khẩu bằng các hình thức đào tạo tay nghề cho công nhân, giáo dục, định hướng cho họ các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, phong tục tập quán, lối sống của các quốc gia mà họ sẽ đến làm việc.

Để giúp cho người lao động xuất khẩu sinh sống và làm việc tại nước ngoài , Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo cho các Đại sứ quán tìm hiểu và cung cấp những thông tin cần thiết, nhằm bảo vệ các quyền lợi và đảm bảo cho họ có được cuộc sống an toàn và hợp pháp.

Bộ Công An, Bộ Tư Pháp cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ lao động ngoại quốc tại Việt Nam, theo dõi các hoạt động chuyển tiền về Việt Nam qua kênh

chuyển tiền không chính thức để nhận dạng những giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển “tiền bẩn” tiếp tay cho hoạt động rửa tiền của các tổ chức tội phạm hoặc các tổ chức phản động. [11]

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng hoạt động dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại NHNo & PTNT VN giai đoạn 2008 - 2011, với những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của nó được phân tích, đánh giá ở chương 2, Luận văn đã cho thấy sự cần thiết phải có những giải pháp để thúc đẩy hoạt động dịch vụ kiều hối tại NHNo & PTNT VN xứng tầm vị thế của một NHTM lớn.

Trong chương 3, Luận văn đã đưa ra một số các giải pháp về cơ chế chính sách và các hoạt động để nhằm định hướng phát triển hoạt động dịch vụ kiều hối tại NHNo & PTNT VN trong những năm tiếp theo.

Đồng thời, luận văn cũng khẳng định để thực hiện được mục tiêu phát triển hoạt động dịch vụ này, không chỉ có những giải pháp và sự nỗ lực của NHNo & PTNT VN mà còn phải được sự hỗ trợ, phối kết hợp và tạo điều kiện của Nhà Nước, của NHNN VN và các Bộ, ngành chức năng.

KẾT LUẬN

Ngân hàng là ngành cung ứng dịch vụ đặc biệt đối với dân cư và nền kinh tế, trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng phát triển.

Dưới áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài, từ sự hiểu biết và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cũng như sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ là một chiến tuyến mới, không còn là một sân chơi độc quyền của riêng một ngân hàng nào

nữa. Một thị trường đầy thách thức và phần thắng sẽ dành cho những ngân hàng có chiến lược xuyên suốt, tạo ra sự khác biệt, có sự đầu tư thích đáng của con người và hệ thống, có sự tập trung vào việc duy trì và thu hút khách hàng.

Phát triển dịch vụ kiều hối nằm trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHNo & PTNT VN. Ý thức được tầm quan trọng của kiều hối đối với sự phát triển của đất nước cũng như đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, NHNo & PTNT VN đã sớm có nhiều chương trình, kế hoạch và các hoạt động cụ thể để phát triển hoạt động dịch vụ này.

Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, bám sát mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn “Dịch vụ kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra:

Thứ nhất, nghiên cứu, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về NHTM, khái niệm về kiều hối, vai trò của kiều hối đối với NHTM, khái niệm về dịch vụ kiều hối, các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ kiều hối và những nhân tố ảnh hưởng đến dòng kiều hối chuyển về Việt Nam.

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại NHNo & PTNT VN từ năm 2008 đến năm 2011. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển hoạt động dịch vụ kiều hối tại NHNo & PTNT VN. Đồng thời luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Nhà Nước, NHNN Việt Nam và một số Bộ, ngành chức năng để thúc đẩy và phát triển hoạt động dịch vụ nguồn lực đầy tiềm năng này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng khoa học Học viện Ngân hàng, Khoa Sau Đại học Học viện ngân hàng, đặc biệt là sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Danh Lương - Thầy hướng dẫn khoa học, cùng các cán bộ NHNo & PTNT VN đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và hoạt động thực tiễn, tìm tòi những mặt tích cực, tiềm năng phát triển và những hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp và kiến nghị, tuy nhiên do số liệu thu thập còn chưa được bao quát hết nên sự phân tích, đánh giá còn có những hạn chế nhất định. Tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo và bạn đọc để bản luận văn được hoàn thiện

và có tính thực tiễn hơn, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của hoạt động dịch vụ kiều hối tại NHNo & PTNT VN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm từ 2008 - 2011 của NHNo & PTNT VN.

2. Báo cáo tổng kết hoạt động các năm từ 2008 - 2011 của Phòng Dịch vụ Kiều hối NHNo & PTNT VN.

3. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Th.s Vũ Thị Ngọc Dung, Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu hướng

phát triển tất yếu của các ngân hàng, Tạp chí ngân hàng số 7/2007

5. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nhóm tác giả:Th.s.Đặng Thu Hằng, Th.s Vũ Thanh Hà và Th.s Phan Hoàng Yến và Th.s Nguyễn Thùy Dương, Nhân tố ảnh hưởng đến sự lụa chọn kênh chuyển kiều hối - kinh nghiệm nghiên cứu của một số nước và của Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 8/2011.

7. Ts.Trần Văn Hùng, Một số vấn đề về kiều hối ở Viêt Nam, Tạp chí Giáo dục và Thời đại tháng 1/20011.

8. Nhóm tác giả: Đinh Thị Thăng Long, Nguyễn Tường Vân, Nguyễn Hồng Yến, Đào Minh Ngọc, Học viện Ngân Hàng, Di dân, kiều hối và tăng trưởng kinh tế, Tạp chí ngân hàng số 7/2011.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, NXB Phương Đông, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Lịch sử 20 năm xây dựng và trưởng thành, NXB Văn hóa thông tin, 2010

11. Th.s Phạm Thị Thúy Ngà, Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ kiều hối trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế HVNH - 2008.

12. Nguyễn Thị Nhung, Một số bình luận về đặc điểm và thách thức đối với hệ thống ngân hàng khi phat triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong quá trình hội nhập, Tạp chí Ngân hàng Nhà nước, 2007

13. Nghị định số: 63/1999/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính Phủ 14. Nghị định số: 160/2006/CP ngày 28/12/2006 của Chính Phủ 15. Nghị định số 170/1999/QĐ - TTg của Chính Phủ ngày 19/8/1999 16. Nghị định số 74/2005/NĐ- CP ngày 17/11/2009

17. Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 12/9/1999 v/v khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.

18. Th.s Phạm Thị Minh Tâm, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sĩ - HVNH- 2008

19. Ts. Nguyễn Đức Thành, Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 04- 2008.

20. Thông tư số: 02/2000/CT-NHNN ngày 24/02/2000 hướng dẫn thực hiện QĐ số: 170/1999/QĐ-TTg

21. Thông tư số 22/2009/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền

22. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, 2010. 23. Đào Thị Thanh Tú và Nguyễn Bảo Huyền, Học viện Ngân hàng, Thu hút và

nâng cao hiệu quả nguồn vốn kiều hối trong phát triển kinh tế Việt Nam,

Tạp chí ngân hàng số 3/2011.

24. WB - Di trú và kiều hối - Migrant and Remittance. 25. WB - Thống kê kiều hối ( 11/2011)

Một phần của tài liệu 0003 dịch vụ kiều hối tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thực trạng và giải pháp phát triển luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w