Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu 0007 dịch vụ NH đối với khách hàng FDI tại NHTM CP sài sòn thương tín chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 51)

1.3.2.1. Môi trường kinh tế

Nen kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI làm ăn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng, theo đó sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng điện tử.. Ngân hàng sẽ không thể đẩy mạnh phát triển các dịch vụ nếu như các hoạt động kinh doanh diễn ra một cách trì trệ, kinh tế kém phát triển. Vì thế sự phát triển ổn định của nền kinh tế là điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp FDI nói riêng

Bên cạnh đó, sự ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp FDI. Nếu như đồng tiền bị mất giá, nền kinh tế khủng hoảng thì các doanh nghiệp FDI có xu hướng hạn chế đầu tư, không muốn sử dụng các phương tiện thanh toán. dẫn đến kìm hãm sự phát triển của dịch vụ ngân hàng.

1.3.2.2. Môi trường pháp lý

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh vực kinh doanh nhạy bén và phức tạp. Do vậy, ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật ngay từ khi mới thành lập cũng như trong quá trình hoạt động. Luật pháp tạo ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động ngân hàng dưới hình thức luật, bộ luật, pháp lệnh, nghị định, quy chế., ngân hàng chỉ được phép hoạt động trong hành lang pháp lý này. Tính ổn định, đồng bộ, nhất quán của pháp luật sẽ là môi trường thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng, ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển.

1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Việc các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào, cùng với việc phát triển ngày càng nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong nước như các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng nhân dân, các công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính. đã làm cho thị trường tài chính trở nên sôi động hơn, cạnh tranh gay gắt

và khốc liệt hơn. Đối thủ cạnh tranh là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng thương mại. Trong đó sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng của các ngân hàng,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dịch vụ đối với khách hàng FDI của ngân hàng thương mại (NHTM).

Tuy nhiên, cạnh tranh đem lại lợi ích cho khách hàng FDI và đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế. Chính điều này sẽ tạo ra động lực để các ngân hàng luôn phải ý thức việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của mỗi ngân hàng.

1.3.2.4. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Hoạt động của các doanh nghiệp FDI tác động rất lớn và trực tiếp đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp FDI. Dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp FDI chỉ có thể phát triển được nếu như được doanh nghiệp FDI sử dụng, nếu doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ thì việc ngân hàng cung cấp đa dạng các dịch vụ thì cũng không thể phát triển được. Đồng thời, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sôi động, phát triển sẽ là tiền đề, cơ sở để các ngân hàng phát triển dịch vụ ngân hàng, và ngược lại, dịch vụ ngân hàng phát triển sẽ là động lực, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI phát triển. Cho nên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp FDI của các ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng FDI của ngân hàng thương mại:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống những lý luận cơ bản về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI như: khái niệm doanh nghiệp, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế trong nước;

Thứ hai, luận văn nghiên cứu về ngân hàng thương mại và tìm hiểu dịch vụ ngân hàng thương mại đối với khách hàng FDI như: khái niệm và đặc trưng của ngân hàng thương mại; dịch vụ ngân hàng thương mại đối với khách hàng FDI; tìm hiểu về các loại dịch vụ ngân hàng thương mại đối với khách hàng FDI; các chỉ tiêu đo lường dịch vụ ngân hàng thương mại đối với khách hàng FDI.

Thứ ba, trong chương 1 luận văn đã trình bày những yếu tố ảnh hưởng đếndịch vụ khách hàng FDI tại ngân hàng thương mại để thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng FDI của ngân hàng thương mại

Những lý luận được hệ thống hóa nêu trên là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu trong các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG FDI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu 0007 dịch vụ NH đối với khách hàng FDI tại NHTM CP sài sòn thương tín chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w