a) Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật về ngân hàng - tài chính nói chung để tạo hành lang pháp đầy đủ, minh bạch, rõ ràng phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, đồng thời tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã và đang được kiểm soát và tuân thủ theo những chính sách quản lý nhất quán của nhà nước. Tuy nhiên, vì những lý do chủ quan cũng như khách quan, đến nay hệ thống các quy định của nhà nước về hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng vẫn chưa đồng bộ và chưa theo kịp sự phát triển của hệ thống ngân hàng, chẳng hạn như quy định về giao dịch tài sản đảm bảo, quy định về đất đai.. .Thậm chí, nhiều dịch vụ mới ra đời nhưng vẫn thiếu hành lang pháp lý để kiểm soát và quản lý. Giao dịch trực tuyến của ngân hàng có nhiều tiện ích nhưng cũng bị hạn chế do tới nay, Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện Luật thương mại điện tử. Khách hàng còn e dè khi tiếp cận với các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng chưa thực sự được bảo vệ bởi hệ thống pháp lý của nhà nước. Do vậy, nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử, cơ chế thanh toán hiện đại phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
b) Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao dịch về vốn
- Tự do hóa hoạt động ngoại hối là quá trình dỡ bỏ dần các hạn chế áp dụng cho các giao dịch ngoại hối được phép mà chủ yếu là các giao dịch liên quan đến thanh toán xuất, nhập khẩu và chi trả dịch vụ giữa nước ta với nước ngoài, việc tổ chức và cá nhân mua, chuyển ngoại tệ vào ra khỏi lãnh thổ...
ngoại hối của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn thuộc loại kém phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Nguyên nhân của tình trạng này là do mặc dù thị trường được quản lý, nhưng trên thực tế chất lượng quản lý không cao, thiếu thống nhất, các quy định lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý ngoại hối vẫn diễn ra phổ biến. Trong đó, phổ biến hơn cả là tình trạng niêm yết giá cả bằng ngoại tệ, thanh toán, mua bán ngoại tệ bất hợp pháp, các nguồn thu bằng ngoại tệ vẫn còn phân tán trong nhân dân, doanh nghiệp hoặc một số quỹ ngoại tệ khác, chưa được thu hút vào hệ thống ngân hàng, không giúp nâng cao được tính chuyển đổi của đồng Việt Nam dẫn tới tình trang “Đôla hoá” nền kinh tế. Những vấn đề hết sức quan trọng của kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như tỷ giá, thị trường ngoại hối, quản lý dự trữ mới chỉ được xác lập ở các nguyên tắc cơ bản mà chưa được điều chỉnh rõ ràng về các giao dịch. Quan trọng hơn, thị trường vẫn chưa thực sự theo hướng mở cửa, cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tham gia thị trường ngoại tệ, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối đơn giản hoá các thủ tục cấp phép,...
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua, các giao dịch về ngoại hối diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp cả về quy mô và chiều sâu. Trong khi đó, vấn đề quản lý ngoại hối ở Việt Nam đang thể hiện một số bất cập lớn. Đối với các giao dịch vãng lai, về cơ bản, Việt Nam đã tự do hoá việc chuyển đổi ngoại tế và thanh toán đối với hầu hết các giao dịch loại này, nhưng các quy định về hồ sơ, chứng từ trên thực tế còn rườm rà, khó triển khai, không khuyến khích được người dân thực hiện. Các giao dịch hiện đại áp dụng gần đây như thanh toán điện tử, thanh toán thẻ thậm chí chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nên gây ra khó khăn cho doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại.
- Trong khi đó, đối với các giao dịch vốn, văn bản điều chỉnh cao nhất được áp dụng hiện nay là Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội, chỉ nêu chung chung về việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật và cho đến nay cũng chưa có văn bản nào quy định về cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Tương tự, hoạt động đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài cũng không có cơ sở pháp lý đủ mạnh để thực thi, và thực tế là các nhà đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải “lách” bằng cách thông qua việc mua các trái phiếu, giấy tờ có giá phát hành ở nước ngoài hay Ngân hàng Nhà nước đầu tư từ nguồn dự trữ ngoại hối. Theo các chuyên gia tài chính, sự thiếu đồng bộ và những bất cập kể trên của cơ chế đang tạo ra sức ép lớn cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Ngoài những vấn đề trên, Việt Nam còn có những chốt chặn khác như tỷ lệ đầu tư của nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam tối đa chỉ là 49%, tỷ lệ đầu tư của ngân hàng nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam tối đa là 30%. Đấy là những hạn chế, khiến cho tự do hoá giao dịch vãng lai và giao dịch vốn không phải hoàn toàn tự do như pháp luật quy định.
- Đã đến lúc Chính phủ Việt Nam cần có quy định “mở” hơn về thị trường ngoại hối nhằm tạo tính lưu thông hơn nữa giữa thị trường vốn của Việt Nam với thế giới, góp phần giảm áp lực tăng tỷ giá, cũng như thu hút nguồn lực về vốn cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, một cơ chế tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của Nhà nước cũng là điều cần hướng tới trong thị trường ngoại hối theo hướng mở cửa, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế.
c) Chính phủ cần thực thi các biện pháp đồng bộ để thực hiện chương trình hạn chế tiền mặt trong lưu thông góp phần làm minh bạch và lành mạnh hóa nền kinh tế:
cấp các sản phẩm - dịch vụ thanh toán hiện đại giúp người dân tiếp cận với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, do thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong mua sắm của người dân đã làm hạn chế sự phát triển các phương thức thanh toán tiên tiến như thanh toán bằng thẻ điện tử, thanh toán qua Internet, thanh toán bằng séc... Còn thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ như điện lực, viễn thông, cấp nước... với ngân hàng trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại. Nhiều loại hình dịch vụ thông dụng phổ biến trong xã hội mà người dân có nhu cầu phát sinh thường xuyên như hệ thống siêu thị, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.
- Trong thời gian tới Chính phủ cần ban hành thêm các quy định khuyến khích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như: áp dụng trả lương qua tài khoản cho 100% cán bộ viên chức nhà nước; có chính sách hỗ trợ thích hợp để các ngân hàng có thể điều chỉnh giảm mức phí giao dịch, từ đó khuyến khích khách hàng sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt; và mở rộng phạm vi thanh toán của hệ thống thanh toán liên ngân hàng kéo dài thời gian thanh toán, đồng thời phải sớm hình thành trung tâm chuyển mạch quốc gia. Chính phủ cùng ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thực hiện các chính sách tuyên truyền về các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và các tiện ích trong thanh toán không dùng tiền mặt đến mọi người dân để mọi người biết và có thể sử dụng. Điều này sẽ tác dụng lớn trong việc không dùng tiền mặt thanh toán, nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại, dần xóa bỏ thói quen sử dụng tiền mặt và phần nào góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
d) Để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các định hướng, giải pháp của Chính phủ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 về 6 giải pháp chủ yếu nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội (NQ 11) và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải phát tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường (NQ 13). Tuy nhiên, để các định hướng, giải pháp của Chính phủ phát huy hiệu quả tích cực trong thời gian tới, góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô bền vững, quá trình triển khai thực hiện, các cấp, các ngành cần quan tâm và xử lý tốt một số vấn đề sau:
- Chính phủ cần nhanh chóng xem xét đề xuất của NHNN: Thành lập công ty mua bán nợ xấu của các ngân hàng. Về vấn đề này, rất cần xã hội đồng thuận và có quan điểm đúng. Việc mua nợ xấu ngân hàng (thường là mua với giá thấp hơn nhiều so với số tiền gốc cộng (+) với số tiền lãi lũy kế của hợp đồng tín dụng tính đến thời điểm mua của khoản vay) là để khơi thông dòng vốn tín dụng, giải tỏa khó khăn cho doanh nghiệp và cả ngân hàng để đạt được lợi ích lớn cho toàn bộ nền kinh tế.
- Về vấn đề thành lập công ty mua bán nợ xấu ngân hàng: Công ty mua bán nợ xấu ngân hàng nên độc lập, trực thuộc Chính phủ và chịu sự giám sát của Bộ Tài chính, NHNN, Uy ban Giám sát Tài chính quốc gia. về nguồn vốn của Công ty mua bán Nợ xấu ngân hàng có hai loại: Một là, Vốn điều lệ khi thành lập Công ty có thể bao gồm các nguồn từ NHNN - từ nguồn vốn thuộc Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN, vốn góp từ các cổ đông là các NHTM, và vốn từ NSNN cấp; hai là, nguồn vốn huy động trong quá trình hoạt động ngoài vốn chủ sở hữu, do Công ty phát hành trái phiếu và được Chính phủ bảo lãnh.
- Thực hiện mua bán nợ xấu ngân hàng, không đồng nghĩa với việc “cứu” những ngân hàng quá yếu kém hoặc “cứu” doanh nghiệp quá yếu kém do
quản trị kém, sản phẩm không có tính cạnh tranh... Quá trình tái cấu trúc ngân hàng theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” cần tiếp tục thực hiện kiên quyết, nhanh chóng; đã đến thời điểm NHNN có thể xem xét việc mua cổ phần những ngân hàng yếu kém để nhanh chóng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công.
- Cần có sự phối hợp hiệu quả các chính sách, đặc biệt là giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa; cần sự tham gia đồng bộ, chia sẻ của cả hệ thống chính trị. Lạm phát đã được kiểm soát, kinh tế vĩ mô đã được cải thiện ổn định hơn, nhưng nền kinh tế vẫn rất dễ bị tổn thương; các căn bệnh được tích lũy từ nhiều năm do mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, do trình độ quản trị yếu kém; do năng lực tài chính quá yếu.. .vẫn chưa được cải thiện nhiều. Để tồn tại và phát triển bền vững qua giai đoạn khó khăn này, cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách, thực hiện mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tăng năng suất, chất lượng dựa trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất kinh doanh. Chính sách tiền tệ có tác động nhanh, nhưng dư địa hiện không còn nhiều và nếu “lạm dụng sự nới lỏng của chính sách tiền tệ” để hỗ trợ tăng trưởng, chắc chắn lạm phát cao sẽ quay trở lại. Việc tăng cung nguồn vốn tín dụng, cho vay để sản xuất kinh doanh vẫn rất cần thận trọng để nguồn vốn tín dụng cần đến và chỉ nên đến với khu vực kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Chính sách tài khóa giai đoạn này cần phát huy vai trò nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa đối với tăng trưởng. Các giải pháp trong Nghị quyết số 13 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là chưa đủ liều lượng và chưa toàn diện. Chính sách tài khóa, một mặt, hạn chế chi tiêu của ngân sách vào những khu vực không hiệu quả, lãng phí vốn, đầu tư công tràn lan, nhưng mặt khác, cần duy trì và thậm trí tăng thêm nguồn vốn cho những khu vực hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều công ăn việc làm. Phải nhận thấy rõ
chính sách tài khóa đúng đắn mới có được vai trò, tác dụng chính trong việc tạo ra và duy trì tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
- Tài khóa thắt chặt chẳng những có tác dụng kiềm chế lạm phát mà còn góp phần giảm bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ không phải chịu áp lực phát hành trái phiếu để bù đắp bội chi, mặt bằng lãi suất nhờ vậy cũng bớt “nóng”. Khi đó, việc giảm lãi suất từ phía chính sách tiền tệ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định thị trường mới có hiệu quả. Không có cách nào để một Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện tốt việc ổn định được giá cả, lãi suất, tỷ giá..., đồng thời với hỗ trợ tăng trưởng sản xuất nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của chính sách tài khóa. Để thành công, một Ngân hàng Trung ương phải hành động theo một số nguyên tắc riêng. NHTW phải được đảm bảo tính độc lập tương đối trong việc ban hành chính sách và sử dụng các công cụ của mình, chịu trách nhiệm và hiểu rõ mục tiêu của mình. Trong thời gian tới, Chính phủ nên xem xét tạo điều kiện để NHNN có tính độc lập hơn nữa, để có điều kiện ngày càng đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, đổi mới từng bước khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền; thiết lập các điều kiện tiến tới điều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu; đảm bảo tính đồng bộ trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt là hệ thống công cụ về lãi suất đề nâng cao hiệu quả điều hành của NHNN đối với thị trường tiền tệ...
- Đề nghị thành lập quỹ bảo lãnh để hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu trên thị trường vốn. Bản thân doanh nghiệp cũng cần phải nâng tầm của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, minh bạch hóa thông tin. Từng bước và lâu dài, các doanh nghiệp cần phải xác định: Thực hiện huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo hai kênh là vay ngân hàng và huy động vốn trực tiếp trên thị trường vốn (trái phiếu doanh nghiệp hoặc cổ phiếu
doanh nghiệp), không lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng, nhất là đối với nguồn vốn trung và dài hạn. Điều này không chỉ giảm nhẹ gánh nặng lâu