a) Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Liên quan thủ tục đăng ký kinh doanh theo Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 4/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Để đơn giản hóa thủ tục hành chính và tiết giảm thời gian của TCTD, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám đốc được ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh của TCTD ký văn bản trong hồ sơ đăng ký gửi Sở KH&ĐT cấp tỉnh/TP liên quan các thủ tục v/v đăng ký bổ sung hoặc thay đổi điểm kinh doanh phụ thuộc (phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm . . .) thay vì chỉ ủy quyền người đại diện nộp hồ sơ làm thủ tục đăng ký như quy định tại Thông tư 14.
b) Đối với Bộ Tư pháp:
+ Hiện nay, ngân hàng cho vay rất khó biết được doanh nghiệp đi vay đã thế chấp hàng tồn kho tại các tổ chức tín dụng khác với giá trị thế chấp bao nhiêu. Vì vậy, trên thực tế xảy ra trường hợp doanh nghiệp dùng 1 tài sản để thế chấp vay tiền tại nhiều ngân hàng và vẫn được cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cho đăng ký, dẫn đến tình trạng khi phát mại tài sản có sự chồng chéo, tranh giành nhau về tài sản. Đây là rủi ro rất lớn cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động. Vì vậy, đề nghị Bộ Tư pháp có biện pháp hỗ trợ ngân hàng thông tin về quy định bảo đảm để ngân hàng biết được thực trạng tài sản khách hàng đem cầm cố, thế chấp, nhằm phòng ngừa rủi ro 1 tài sản thế chấp nhiều ngân hàng để vay vốn, tài sản đó đã được thế chấp tại các ngân hàng khác với giá trị bao nhiêu.
+ Theo Điều 13 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, trường hợp yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó. Tuy nhiên, thực tiễn đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho thấy, một số văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất yêu cầu phải xóa đăng ký thế chấp của khoản vay cũ trước khi đăng ký thế chấp cho khoản vay mới, gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng và hạn chế khả năng tiếp cận vốn của khách hàng.
+ Quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên trong chứng thực các văn bản liên quan đến cầm cố, thế chấp để đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng thương mại khi xảy ra tranh chấp về tài sản liên quan đến các văn bản đã được công chứng, chứng thực.
+ Hướng dẫn thống nhất về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước nay đã chuyển sang công ty cổ phần.
- Liên quan đến thế chấp tài sản:
+ Theo Bộ Luật dân sự và Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì một tài sản có thể dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, tuy nhiên Điều 114 của Luật Nhà ở quy định một tài sản là nhà ở chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng (TCTD). Đề nghị Nhà nước quy định thống nhất, đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu nhà ở nếu tài sản đủ để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều TCTD khác nhau.
+ Theo quy định của Luật Đất đai, các tổ chức kinh tế được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TCTD chỉ với mục đích vay vốn sản xuất kinh doanh là chưa phù hợp. Đề nghị bổ sung các tổ chức kinh tế được thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo cho các mục đích hợp pháp khác ngoài mục đích vay vốn sản xuất kinh doanh, ví dụ như: phát hành bảo lãnh, mở L/C, bao thanh toán...
c) Đối với Tòa án:
Liên quan thời gian giải quyết của Tòa án: Khi khách hàng không trả được nợ vay theo đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng, ngân hàng khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hiện nay, thời gian Tòa án giải quyết vụ án thường chậm và kéo dài, có trường hợp đến vài năm, làm ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng, nhất là đối với vụ án liên quan đến tài sản bảo đảm là hàng hóa, vì thời gian xử lý lâu thì giá trị tài sản sẽ giảm, không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi phát mại tài sản. Để tạo điều kiện cho ngân hàng giải quyết nhanh chóng nợ xấu, đề nghị Tòa án các cấp thực hiện đúng quy định của pháp luật về thời hạn giải quyết vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và phương pháp nghiên cứu đã học, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng thương mại, bao gồm khái niệm, đặc điểm, các loại hình dịch vụ, các nhân tố ảnh hưởng cũng như sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ở ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu một số nội dung và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ở ngân hàng thương mại cũng như kinh nghiệm phát triển dịch vụ của một số ngân hàng trên thế giới.
Với những hiểu biết về thực tế hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội, luận văn tiến hành phân tích thực trạng phát triển các dịch vụ ở Ngân hàng, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các hạn chế trên cơ sở số liệu cập nhật đến hết năm 2011, bằng phương pháp phân tích tổng quát, so sách tổng thể và chi tiết.
Đế xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy những lợi thế, tận dụng các cơ hội và khắc phục những tồn tại, né tránh rủi ro trong việc phát triển dịch vụ của Ngân hàng Quân Đội để hoàn thiện và phát triển hơn nữa các dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới.
Mặc dù tác giả đã có nhiều nỗ lực cố gắng, tuy nhiên những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài là không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học và những độc giả quan tâm tới nội dung đề tài.
Một lần nữa Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Bắc đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình viết Luận văn. Đồng thời, Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp tại Ngân hàng Quân Đội đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo những điều kiện tốt nhất để đề tài được hoàn thành .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Ban kiểm soát về hoạt động của Ngân hàng Quân đội năm 2011
2. Báo cáo Thường niên năm 2009, 2010, 2011 của Ngân hàng Quân đội.
3. PGS.TS Thái Bá Cẩn, 2004. Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Tài chính, Hà Nội. (Trang 258 - 380)
4. PGS. TS Nguyễn Thị Hường, 2003. Giáo trình Kinh doanh quốc tế - Tập I, NXB Thống Kê, Hà Nội. (Trang 89 - 123)
5. PGS. TS Nguyễn Thị Hường, 2003. Giáo trình Kinh doanh quốc tế - Tập II, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. (Trang 112 - 156)
6. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, 2005. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị. (Trang 93 - 124)
7. Peter S.Rose, 2002. Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, HN. (Trang 26 - 56)
8. PGS TS Lê Văn Tề, 2003. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê (Trang 102 - 135)
9. Ủy ban hợp tác về kinh tế quốc tế, 2008. Nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (Trang 35 - 62)
10. Luật các Tổ chức tín dụng 2010 theo Luật số: 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc hội
11. TS Lê Trung Thành, 2002. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (Trang 78 - 98)
12. Edward W.Reed và Edward K. Gill, 1993. Ngân hàng Thương mại. NXB Thống kê - TP HCM (Trang 24 - 46)
13. David Cox, 1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXb Chính trị quốc gia (Trang 145 - 187)
14. Hein Richl - M.Rodeiguiz, 1996. Thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ, NXB Chính trị quốc gia (Trang 24 - 45)
15. Lê Nguyên, 1997. Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, NXB Thống kê 97 (Trang 123 - 189)
16. PGS TS Nguyễn Thị Mùi, 1999. Giáo trình quản lý và kinh doanh tiền tệ, NXB tài chính (Trang 89 - 112)
17. PGS TS Nguyễn Thị Mùi, 2002. Doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, VCCI (Trang 14 - 25)
18. Lê Hữu Tiên, 1995. Nghiệp vụ buôn bán quốc tế, NXB thanh niên (Trang 19 - 35)
19. PGS TS Ngô Hướng, TS Phan Đình Thế, 2002. Quản trị và kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê (Trang 112 - 136)
20. TS Phan Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002. Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ, NXB thống kê (Trang 11 - 38)
21. Hoàng Xuân Quế, 2002. Nghiệp vụ ngân hàng trung ương -NXB thống kê (Trang 78 - 96)
22. TS Tô Ngọc Hưng, 2002. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê (Trang 35 -47)
23. Peter S. Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính (Trang 24 - 46)
24. Xavier Richet, 1997. Kinh tế doanh nghiệp, NXB thế giới (Trang 146 - 178)